Tổng quan về khảo sát

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 66)

4.1.1. Quy trình nghiên cứu

.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở khoa học của nghiên cứu

- COSO 1992, 2004 - INTOSAI

- Hệ thống văn bản thuế

Nghiên cứu chính thức

Thu thập dữ liệu sơ cấp n = 132

Xử lý số liệu

- Thống kê mô tả

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA - Phân tích thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT

Bàn luận và đánh giá kết quả nghiên cứu Hoàn chỉnh thang đo Hiệu chỉnh thang đo Nghiên cứu định tính

Kết luận và đề xuất một số kiến nghị

Vấn đề nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu Sơ đồ 4. 1: Quy trình nghiên cứu

61

4.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế tại CCT KV TU là những người có kinh nghiệm và kiến thức có thể trả lời khách quan đáng tin cậy. Cụ thể, có 3 chuyên gia trong đó 1 chuyên gia là lãnh đạo cấp cao Chi cục thuế - Chi cục phó Chi cục Thuế và 2 chuyên gia là lãnh đạo cấp trung chi cục - đội trưởng đội Kê khai, Tin học và Kế toán thuế.

Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua quá trình khảo sát các đối tượng là những người liên quan trực tiếp và gián tiếp tới công tác hoàn thuế có: 04 lãnh đạo cấp cao Chi cục; 27 lãnh đạo cấp trung là là đội trưởng, đội phó; 53 là nhân viên kiểm tra thuế, nhân viên thu thuế và 48 đối tượng là cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý công tác hoàn thuế.

Bảng 4.1: Tổng hợp đối tượng được khảo sát qua bảng câu hỏi

Đối tượng khảo sát Tổng số

công chức

Số lượng bảng câu hỏi

Gửi đi Thu về Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên 84 84 83

- Lãnh đạo Chi cục Thuế 04 04 04 - Đội trưởng, phó đội trưởng 27 27 27 - Chuyên viên, kiểm soát viên 53 53 52

Cán bộ Cục Thuế Bình Dương 48 48 47

- Trưởng phòng, phó phòng 07 07 07 - Chuyên viên, kiểm soát viên 41 41 40

Tổng số 132 132 130

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

4.1.3. Thiết kế khảo sát

Trên cơ sở thực trạng về KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU đã được trình bày trong Chương 3, cùng với cơ sở lý luận đã được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xây dựng bảng khảo sát nhằm thu thập ý kiến của cán bộ công chức dưới nhiều góc độ từ các cấp quản lý đến cán bộ công chức trực tiếp giải quyết hoàn thuế, từ các phòng gián tiếp đến các phòng trực tiếp giải quyết hoàn thuế…. Đối tượng khảo sát như đã nêu cung cấp cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thực trạng

62

KSRR trong quản lý hoàn thuế để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.

Bảng khảo sát gồm có Phiếu khảo sát sơ bộ và Phiếu khảo sát chính thức tác giả trình bày cụ thể trong (Phụ lục 6).

- Phiếu khảo sát sơ bộ mục tiêu khảo sát về các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng tại CCT KV TU.

- Phiếu khảo sát chính thức, gồm 2 nội dung:

+ Phần thông tin chung để phục vụ thống kê mô tả mẫu.

+ Phần bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 nội dung, được xây dựng theo nhóm với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý – Rất đồng ý. Các nội dung cụ thể: (1) Các câu hỏi trong Phần A Đánh giá về thực trạng của hệ thống kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế GTGT tại tại CCT KV TU, trên cơ sở các câu hỏi từ câu hỏi KSRR1 đến câu hỏi KSRR7, (2) Các câu hỏi trong Phần B với mục tiêu đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát rủi ro. Từ mô hình nghiên cứu được trình bày trong đề cương, tác giả đã thiết lập bảng câu hỏi gồm 8 nhân tố và thực hiện phỏng vấn thử, lấy ý kiến. Các nhân tố gồm có: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục tiêu; Nhận dạng rủi ro tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin, truyền thông và giám sát.

4.1.4. Phương pháp khảo sát

Nghiên cứu được thực hiện thông qua theo trình tự như sau: Tác giả nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiểm soát rủi ro và xác định sơ bộ một số nhân tố tác động đến công tác kiểm soát rủi ro. Kế đến, một bảng khảo sát sơ bộ được thiết kế để lấy ý kiến của các cán bộ được phân giao công việc liên quan hoàn thuế GTGT nhằm xác định các nhân tố trong mô hình. Từ kết quả khảo sát và dựa trên lý thuyết về kiểm soát rủi ro tác giả xây dựng một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU. Dựa trên mô hình, một bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế nhằm thu thập thông tin đánh giá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố trên (mẫu n = 132). Các đối tượng được khảo sát cụ thể tác giả trình bày trong (Phụ lục 7). Theo nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ (2012): phương pháp thu thập dữ liệu, tác giả gửi bảng khảo sát bằng giấy trực tiếp, gửi bảng câu hỏi qua email, bưu điện đến các đối tượng khảo sát.

Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đã thu về 130 bảng câu hỏi khảo sát đã được trả lời và đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí trong nội dung của bảng câu hỏi nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài, còn lại 02 bảng câu hỏi thu về được của các cá nhân ở đơn vị thì trả lời chưa đầy đủ các mục hỏi nên tác giả loại ra ngoài nghiên cứu. Các đối tượng được khảo sát được tác giả trình bày cụ thể trong Mục thống kê mô tả 4.3.1.

63

4.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1.1. Các câu hỏi nghiên cứu.

(1) Thực trạng quản lý và kiểm soát công tác hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào?

(2) Những nhân tố nào tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên?

(3) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên như thế nào?

(4) Để KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên cần có những hàm ý hay giải pháp nào?

4.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 tác giả đã hệ thống hóa nghiên cứu lý luận kiểm soát rủi ro theo COSO. Trong đề tài này, tác giả chọn xây dựng HTKSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT theo COSO 1992 có cập nhật COSO 2004, đồng thời kết hợp với các hướng dẫn của INTOSAI về kiểm soát rủi ro khu vực công vì CCT KV TU là đơn vị hành chính công nên hệ thống kiểm soát rủi ro có những đặc điểm phù hợp với lý thuyết INTOSAI 1992 và cập nhật thêm trong INTOSAI 2013.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và 2, tác giả áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

- Với phương pháp định tính, tác giả thu thập, tìm hiểu các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phi tài chính liên quan quản lý hoàn thuế GTGT từ đó đánh giá thực trạng công tác kiểm soát này, các văn bản quy định về kiểm soát rủi ro của Tổng cục Thuế, tổng kết công tác thuế tại Chi cục Thuế giai đoạn 2018 - 2020, ý kiến của cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ giải quyết hoàn thuế tại Chi cục Thuế. Các dữ liệu thứ cấp tài chính được tác giả phân tích hàng năm, có so sánh tỷ lệ qua đó đánh giá các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT.

- Số liệu sơ cấp thu được từ bảng khảo sát câu hỏi, qua áp dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế tại Chi cục thuế. Tác giả dùng phương pháp định lượng để cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho các vấn đề:

+ Thống kê mô tả với số liệu cụ thể về thực trạng KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT theo từng yếu tố cụ thể?

+ Những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU? Từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp mang tính ứng dụng cao trong đơn vị.

64

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 3, thứ 4 tác giả dùng phương pháp so sánh và diễn dịch, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng qua đó tác giả đưa ra nhóm giải pháp hoàn thiện KSRR theo cơ sở lý luận COSO 1992 có cập nhật đến 2004 để giải quyết các tồn tại trong KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT, tăng hiệu quả công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU. Mặc khác, tác giả cũng đề ra một số kiến nghị ở các cấp cao hơn qua đó nhân rộng mô hình này.

4.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu

Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Hệ thống các văn bản hiện hành hướng dẫn quản lý hoàn thuế của ngành, văn bản liên quan thẩm định pháp chế, kiểm tra nội bộ ngành.

+ Số liệu thuế liên quan công tác thuế, công tác hoàn thuế GTGT trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 trong các Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm của CCT KV TU.

+ Các báo cáo đánh giá sơ kết và tổng kết về thuế của CCT KV TU, tập trung vào những hạn chế và giải pháp.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc CCT KV TU, các cán bộ quản lý công tác hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương. Sau đó tiến hành thu thập kết quả khảo sát và đánh giá chất lượng các câu hỏi một cách khách quan nhất.

+ Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2020 đến 3/2021 với số lượng mẫu là 132. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy Binary Logistic với phần mềm SPSS phiên bản 26,0 được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý dữ liệu

+ Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng bảng phân tích so sánh, đánh giá số liệu tổng kết công tác thuế, quản lý hoàn thuế GTGT, kiểm tra hoàn thuế qua các năm 2018 - 2020 và đánh giá các văn bản hiện hành.

+ Đối với dữ liệu sơ cấp: sau khi thu về các phiếu khảo sát câu hỏi, xem xét loại bỏ những phiếu không hợp lệ sau đó tác giả tiến hành xử lý theo các bước cụ thể như sau:

(1) Thống kê mô tả các biến định tính và định lượng trong bảng câu hỏi khảo sát thông qua việc tính tỷ lệ phần trăm (biến định tính) và tính giá trị nhỏ nhất, giá trị

65

cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (biến định lượng) nhằm thống kê tổng quát về vấn đề nghiên cứu.

(2) Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Qua đó, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0,60 (Theo Nunnally & Bernstein, 1994; Đinh Phi Hổ, 2014).

(3) Những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Về xác định cỡ mẫu phù hợp. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Áp dụng theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát: n ≥ 5m (với m: số câu hỏi trong bảng khảo sát). Đối với phân tích hồi quy đa biến: Áp dụng theo nghiên cứu Tabachnick và Fidel (1996) thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n ≥ 8m + 50 (với m: biến số độc lập của mô hình). Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích hồi qui là: n = 8 x 8 + 50 = 114. Như vậy, tác giả quyết định khảo sát với 132 mẫu trong phân tích này là thích hợp.

Dùng kết quả khảo sát để ước lượng ảnh hưởng của biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc. Từ các tham số ước lượng được các tác động ảnh hưởng, thực hiện các dự báo và đưa ra các kiến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả.

4.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Phát triển thang đo:

KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo báo cáo COSO 1992 cập nhật đến 2004, tại mục 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong đơn vị công Chương 2, thì luận văn đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSRR trong đơn vị công bao gồm những nhân tố cụ thể sau: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục tiêu; Nhận dạng rủi ro tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin, truyền thông và giám sát. Chi tiết thang đo cho các nhân tố này được đính kèm tại phần phụ lục.

Ở bước phân tích sơ bộ, tác giả đã gửi bảng câu phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp kết quả như sau:

50

Theo Quý Anh/Chị trong các nhân tố liệt kê dưới đây (theo COSO/INTOSAI), nhân tố nào tác động đến công tác kiểm soát rủi ro?

STT Nhân tố Có Tỷ lệ

1 Môi trường kiểm soát X 100%

2 Thiết lập các mục tiêu X 100%

3 Nhận dạng rủi ro tiềm tàng X 100%

4 Đánh giá rủi ro X 100%

5 Phản ứng rủi ro X 100%

6 Hoạt động kiểm soát X 100%

7 Thông tin và truyền thông X 100%

8 Giám sát X 100%

Đồng thời dựa vào đặc điểm riêng của ngành thuế, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế tại CCT KV TU và hoàn thiện hệ thống KSRR theo phương trình hồi quy sau:

KSRR = α + β1MT + β2TL + β3ND + β4DG + β5PU + β6KS + β7TT + β8GS+ ε. Tổng hợp, như vậy mô hình kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU sẽ có 8 nhân tố ảnh hưởng.

Trong đó:

Biến phụ thuộc (KSRR): Kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại CCT KV TU.

Biến độc lập: 8 biến sau (MT, TL, ND, DG, PU, KS, TT, GS) MT: Môi trường kiểm soát.

TL: Thiết lập các mục tiêu. ND: Nhận dạng rủi ro tiềm tàng. DG: Đánh giá rủi ro.

PU: Phản ứng rủi ro. KS: Hoạt động kiểm soát. TT: Thông tin và truyền thông. GS: Hoạt động giám sát.

α: Hằng số.

βi: Hệ số các biến giải thích. ε: Phần dư.

Thang đo được hình thành và đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước. tác giả đề xuất 8 giả thuyết cần phải kiểm định, bao gồm:

51

Giả thuyết H1 – Môi trường kiểm soát có tác động dương đối với việc nâng

cao công tác KSRR trong quản lý hoàn thuế GTGT tại đơn vị.

Giả thuyết H2 – Thiết lập các mục tiêu có tác động dương đối việc nâng cao

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 66)