Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 58 - 60)

Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020

Số liệu được trích dẫn từ Báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018 đến năm 2020; Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019 đến năm 2021 của CCT KV TU. Dựa trên số liệu thu thập liên quan tình hình xử lý hồ sơ hoàn thuế qua từng năm, tác giả đã thống kê và đưa ra Bảng số liệu 3.3. Bảng số liệu mô tả số lượng hồ sơ và số tiền thuế GTGT tồn đầu năm, tiếp nhận trong năm, đã giải quyết hoàn thuế, trong đó bao gồm hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau và hoàn thuế sau kiểm tra trước, tồn cuối năm của 3 năm 2018, 2019, 2020.

Bảng 3.3: Công tác hoàn thuế GTGT giai đoạn từ 2018-2020

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

NỘI DUNG

NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 Tỷ lệ năm 2019/2018

Tỷ lệ năm 2020/2019 SL

(bộ) Số tiền (bộ) SL Số tiền (bộ) SL Số tiền

SL Số tiền SL Số tiền Tồn đầu năm 29 78,878 19 49,726 12 56,226 66% 63% 63% 113% Tiếp nhận 259 656,361 339 1,059,924 421 1,358,034 131% 161% 124% 128% Giải quyết 269 635,138 346 969,831 432 1,289,941 129% 153% 125% 133% Hoàn trước kiểm 214 512,879 263 762,002 334 1,032,003 123% 149% 127% 135% Hoàn sau kiểm 55 122,259 83 207,829 97 257,938 151% 170% 117% 124% Tồn cuối năm 19 49,726 12 56,226 1 4,037 63% 113% 8% 7%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế từ năm 2018-2020, Phương hướng và nhiệm vụ công tác thuế từ năm 2019-2021 của Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên.

Từ bảng số liệu có thể đưa ra nhận xét là trong giai đoạn 2018-2020, bình quân mỗi năm các đội chức năng thuộc CCT KV TU tiếp nhận 340 hồ sơ hoàn thuế GTGT là khá nhiều đối với một Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Bình Dương. Số lượng hồ sơ hoàn thuế tăng trung bình 27% mỗi năm. Số lượng hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế GTGT qua từng năm bình quân là 349 hồ sơ, đạt 102.6% số lượng hồ sơ tiếp nhận mới.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2018, CCT KV TU đã thực hiện hoàn thuế GTGT cho 269 hồ sơ. Đến năm 2019, số lượng hồ sơ được hoàn là 346 hồ sơ, tăng 29% và đến năm 2020 số lượng hồ sơ được hoàn là 432 hồ sơ, tăng 25% so với năm 2019 nhưng vẫn ít hơn 4% so với năm 2018, với số tiền thực tế hoàn cho DN trong các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 635,138 triệu đồng, 969,831 triệu đồng và 1,289,941 triệu đồng. Số tiền thuế GTGT đã được hoàn có sự biến động

53

tăng qua các năm với số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn. Số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn có sự biến động, cụ thể số tiền thuế không đủ điều kiện hoàn lần lượt qua các năm 2018, 2019 và 2020 là 100,101 triệu đồng, 139,819 triệu đồng, 124,319 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa số tiền các DN đề nghị hoàn với số thực tế được hoàn là do có tồn tại những sai phạm về hồ sơ hoàn thuế, về đối tượng hoàn thuế và về hóa đơn chứng từ bị phát hiện sau quá trình kiểm tra của CQT dẫn đến làm giảm số thuế được hoàn, DN cố tình làm sai sổ sách để tăng số thuế GTGT được hoàn. Số liệu tồn cuối năm cũng có xu hướng giảm trong thời gian này, năm 2018 là (19 hồ sơ), năm 2019 (12 hồ sơ), năm 2020 (1 hồ sơ).

Trong số lượng hồ sơ giải quyết, số lượng hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau chiếm số lượng lớn, trung bình chiếm 79% số lượng hồ sơ giải quyết trong kỳ, số tiền thuế GTGT trong hoàn thuế trước kiểm tra sau cũng chiếm trung bình khoảng 79,8% số tiền thuế giải quyết hoàn trong kỳ. Công tác kiểm soát rủi ro trong việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được đội Kê khai – Kế toán thuế thực hiện theo đúng tiêu chí quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các quy định hiện hành. Căn cứ kết quả phân loại rủi ro, cán bộ phân loại hồ sơ hoàn thuế đảm bảo phân loại đúng đối tượng hoàn trước kiểm tra sau và hoàn thuế sau kiểm tra trước, không xảy ra hiện tượng phân loại không đúng hồ sơ hoàn thuế.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2020, công tác hoàn thuế GTGT đã được thực hiện theo đúng quy trình, đa số các trường hợp hoàn được giải quyết đúng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, về việc phát hiện gian lận bước đầu trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế thường khó khăn và chưa hiệu quả, các gian lận chủ yếu chỉ được phát hiện qua quá trình kiểm tra hoàn thuế.

Dựa vào số liệu doanh nghiệp và số tiền thuế đề nghị hoàn tăng qua các, mặc dù chỉ là những DN vừa và nhỏ thuộc quản lý của Chi cục thuế nhưng đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng đối với các đơn vị xuất khẩu, số hoàn thuế lớn chứng tỏ sản lượng hàng hoá sản xuất phục vụ cho xuất khẩu ngày càng tăng và các đơn vị này làm ăn có lãi. Mặt khác, chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là khuyến khích những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, cho nên chính sách hoàn thuế của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, nó đã góp phần không nhỏ trong mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu tại Bình Dương nói chung và Khu vực Tân Uyên nói riêng trong những năm qua.

Tất cả những điều đạt được trên đều do sự chỉ đạo và thực hiện sát sao việc quản lý công tác hoàn thuế thuế GTGT, từ các cấp lãnh đạo đến những phòng chức năng trực thuộc CCT KV TU cho đến NNT. Cụ thể, là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ thuế CCT KV TU trong việc hướng dẫn, giải thích cho các DN về quy trình hoàn thuế, cách lập hồ sơ hoàn thuế đúng với chế độ, chính sách hiện hành. Và được tập huấn hướng dẫn kịp thời liên tục nên NNT đã quen với công tác hoàn thuế nên việc lập hồ sơ không còn quá nhiều sai sót.

54

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế khu vực tân uyên (Trang 58 - 60)