Kết quả các công trình đã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 30 - 32)

Theo sự tổng hợp và thống kê trên của tác giả luận án, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề NSNN và quản lý NSNN khá đồ sộ, đặc biệt là những công trình ở Việt Nam. Do Việt Nam có nhiều nét tương đồng về chính trị - xã hội với CHDCND Lào, vì thế kết quả các nghiên cứu

ở Việt Nam phục vụ hữu ích cho nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý NSNN ở tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, CHDCND Lào đã có những bước đi đổi mới và cải cách tương tự như nước Việt Nam: từ chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế thị trường; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương trên các lĩnh vực tài chính - ngân sách, kế hoạch - đầu tư, đất đai tài nguyên, tổ chức cán bộ, v.v...

Thông qua việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy các công trình nêu trên đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có điểm chung là đều tập trung hướng đến mục tiêu trong quản lý NSNN, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý của Nhà nước đối với NSNN. Tuy nhiên, mỗi công trình lại có cách tiếp cận khác nhau, có phạm vi nghiên cứu khác nhau.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về NSNN đều đề cập đến vấn đề phân cấp quản lý NSNN. Đây là khía cạnh được nghiên cứu ở nhiều chuyên

ngành khác nhau, từ chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng đến quản lý công. Các công trình nghiên cứu về NSNN từ góc độ phân cấp quản lý đều đánh giá thực trạng phân cấp hiện nay và đề xuất giải pháp để quản lý hiệu quả NSNN thông qua phân cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương.

Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về quản lý thu NSNN có nội dung thu khá phong phú. Nội dung chính của các công trình này là: hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý thu NSĐP trong điều kiện kinh tế thị trường; mô tả thực trạng quản lý thu NSNN ở một địa phương cụ thể; đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN; kiến nghị đổi mới quản lý thu NSNN quốc gia.

Thứ tư, một số công trình nghiên cứu về quản lý chi NSNN đề xuất cách đổi mới quản lý chi NSNN. Nội dung quản lý chi bao gồm: 1) Phân tích hệ thống các nguyên tắc chi NSNN; 2) Phân tích hệ thống quản lý chi NSNN;

3) Mô tả thực trạng quản lý chi ngân sách, chỉ ra các thành công và hạn chế của quản lý chi NSNN trên phạm vi quốc gia, địa phương ở các thời kỳ khác nhau; 4) Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong chu trình quản lý NSNN; 5) Đề xuất giải pháp cải cách, đổi mới quản lý chi NSNN.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu về QLNN đối với NSNN, đã đạt những kết quả nhất định trong việc đổi mới, hoàn thiện quản lý NSNN. Đó là đã đề xuất được những giải pháp hữu hiệu để đổi mới, hoàn thiện công tác QLNN đối với NSNN nói chung và NSNN địa phương nói riêng. Các giải pháp mà các công trình này đề xuất là hoàn thiện chu trình ngân sách, bồi dưỡng nguồn thu, kiểm soát nguồn chi, phân cấp việc quản lý NSNN, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động NSNN. Đặc biệt có giải pháp quản lý NSNN theo kết quả đầu ra. Nội dung mà các công trình nghiên cứu về QLNN đối với NSNN đề cập sẽ là cơ sở, là sự gợi mở để tác giả tham khảo cho đề tài luận án của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w