Chống thất thoát ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 156 - 159)

6 Chi phát sinh khác 7 Chi mua, thuê tài sản

4.2.3. Chống thất thoát ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Do tình hình kinh tế khó khăn, do chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp nên nguồn thu ngn sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Luang Prabang bị giảm sút so với kế hoạch đặt ra. Do đó, để thu đạt dự toán giao cần phải tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện tốt các nguồn thu. Cần quan tâm công tác quản lý kê khai, quản lý

các khoản thu thuế, chống thất thu thuế và quản lý nợ đọng thuế, tuyên tuyền hướng dẫn và vận động người dân thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế.

Song song đó, các đơn vị trên địa bản tỉnh cần rà soát ngay những trường hợp được gia hạn thuế, tiền thuê đất… để chủ động thông báo, nhắc nhở nộp thuế đúng ngày tới hạn.

Muốn đẩy mạnh thu ngân sách, bên cạnh việc khai thác tốt các nguồn thu, các đơn vị trên địa bàn tình cần phải chú ý giảm đến mức thấp nợ thuế tồn đọng bằng cách thực hiện tốt các giải pháp quản lý thu nợ, rà soát lại các khoản nợ, chủ động thông báo và đôn đốc doanh nghiệp nộp các khoản thuế đã tới hạn… Đặc biệt, cần rà soát tất cả các dự án có liên quan đến đất đai, đối chiếu tiến độ kê khai so với tiến độ thực hiện của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp kê khai đúng nhằm thu tiền sử dụng đất, tiền thuế bởi đây là nguồn thu rất lớn.

Cần lưu ý có sự phối hợp tốt hơn với các sở, ngành có liên quan và các địa phương để khai thác tốt các nguồn thu, tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế, kịp thời xử lý nợ thuế. Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, kê khai, xử lý thu nợ thuế và quan tâm khai thác tốt các nguồn thu tiềm năng, ngành thuế cần tăng cường hỗ trợ chính sách, hỗ trợ nghiệp vụ cho các đối tượng nộp thuế để bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn thu, quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ CBCC…

Bên cạnh đó, cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc quản lý chi ngân sách. Vì chi ngân sách có quy mô rộng và phức tạp, lợi ích của các khoản này mang lại thường gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, nên sử dụng nguồn lực ngân sách phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí.

Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi thường xuyên ngân

sách và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi ngân sách đó.

Thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN, các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai tài chính.

Tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN. KBNN đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên để đảm bảo và tăng cường hiệu quả chi tiêu. Chi thường xuyên của NSNN cần phải tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Các khoản chi phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thông báo hạn mức cấp phát kinh phí để kho bạc kiểm soát và cho phép chi khi có sự chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị. Quản lý chi thống nhất qua KBNN góp phần kiểm soát chi tiêu ngân sách theo đúng mục đích. KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu chặt chẽ, kiên quyết từ chối thanh toán, cấp phát các khoản không đúng chế độ thủ tục nguyên tắc và không có trong dự toán. Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.

KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật. KBNN tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Phải kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc quản lý chi thường xuyên. Đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN nói chung và các khoản mục chi thường xuyên nói riêng đều được kiểm soát chặt chẽ qua KBNN.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w