Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 55 - 57)

Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Để tăng cường khai thác và nâng cao các nguồn thu, vấn đề quản lý các nguồn thu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Quản lý thu ngân sách tại tỉnh tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như: xác lập hệ thống chính sách thu, lập kế hoạch thu và biện pháp thu, quy trình thu, tổ chức bộ máy thu phù hợp. Theo tính chất các khoản thu, có thể phân các nguồn thu ngân sách tại tỉnh thành hai loại: Các khoản thu thường xuyên có tính chất bắt buộc (thuế, phí, lệ phí); các khoản thu không thường xuyên (bao gồm thu từ kinh tế nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, các khoản thu khác).

Quản lý thu ngân sách nhà nước gồm: - Lập kế hoạch thu

Kế hoạch thu NSNN được lập trên cơ sở dự kiến dự toán thu NSNN năm lập ngân sách và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm sau, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy

định phải được tổng hợp, phản ánh đầy đủ vào cân đối NSNN theo quy định của Luật NSNN.

Tỷ lệ tăng trưởng thu dự kiến cho sau được xác định theo đúng chính sách, chế độ thu NSNN hiện hành, đồng thời tính đến khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế; các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm thu do điều chỉnh chính sách thu; tác động từ việc điều chỉnh giá các dịch vụ sự nghiệp công.

Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ số dự kiến thu năm hiện hành để xây dựng kế hoạch thu năm tiếp theo

Đối với các khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế, dịch vụ sự nghiệp không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ không thuộc nguồn thu NSNN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch thu và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này

- Tổ chức thu

Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách. Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương; Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà

nước theo quy định của Bộ Tài chính; kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.

- Kiểm tra, thanh tra thu ngân sách

Công tác kiểm tra, thanh tra thu ngân sách là một trong những công tác quan trọng để đảm bảo nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Ngoài việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, công tác thanh tra, kiểm tra còn tiến hành sau hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng.

- Công khai minh bạch trong thu ngân sách

Thông tin về thu chi NSNN được công bố trong mục NSNN trên website của Bộ Tài chính, bao gồm: Dự toán NSNN, Ước tính thực hiện ngân sách lần 1, Ước tính thực hiện ngân sách lần 2 và Quyết toán NSNN.

Ở một số quốc gia, bảng công khai ngân sách nhà nước chỉ là thông tin của các khoản thu, chi ngân sách của cấp trung ương. Ở CHDCND Lào, dù là khoản chi của trung ương hay của địa phương đều được tập hợp vào cân đối thu chi ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w