6 Chi phát sinh khác 7 Chi mua, thuê tài sản
3.2.6. Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu
3.2.6.1. Chỉ tiêu tổng thực thu
Trong 3 năm gần đây, tổng thực thu NSĐP tỉnh Luang Prabang đều vượt dự toán ngân sách đầu năm do HĐND quyết định, nhưng xét về số tương đối thì tỷ lệ vượt thu tương ứng các năm 2017, 2018 và 2019 là 4,21%, 5,81% và 8,56 %.
Thu thuế có xu hướng tăng đều. Thuế thường niên tăng cũng tăng đều. Lệ phí có tỷ lệ tăng mạnh. Thu chuyên môn nghiệp vụ tăng giảm không đều. Năm 2017 tăng, 2018 giảm mạnh và 2019 có tăng lên. Thu quản lý tài sản cũng có xu hướng tăng lên, nhưng tăng đột biến vào năm 2017.
Thực tế này cho phép nhận định rằng tỷ trọng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh Luang Prabang chưa đạt dự toán. Tổng dự toán thu được hoàn thành đều nhờ một số khoản thu phát sinh không ổn định, không tiên lượng được trước như tiền phạt, tịch thu, tiền thu từ quỹ đất công ích và đất công tại huyện. Và đây cũng là những khoản thu có tính bền vững rất thấp.
Bảng 3.6 Chênh lệch thực thu 2016 - 2019
TT Nội Dung
Kế hoạch
1 Thu thuế 213,800.00
2 Thu thuế thường niên 159,979.00
3 Thu tệ phí 10,000.00
4 Thu thuế đất 11,500.00
5 Thu chuyên môn, 32,321.00
nghiệp vụ
6 Thu quản lý tài sản 13,500.00
7 Thu từ quản lý doanh 400.00
nghiệp nhà nước
8 Thu hải quan 179.50
Thu từ địa phương 227,700.00
3.2.6.2. Chỉ tiêu tổng thực chi
Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng thực chi và chi thường xuyên ngày càng tăng. Chênh lệch thực chi của chi thường xuyên không chênh lệch nhiều, có sự ổn định từ năm 2016 đến nay.
Chi quỹ lương cũng chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên, trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Chênh lệch thực chi của chi quỹ lương theo sơ đồ hình sin, tăng giảm ổn định.
Chênh lệch thực chi của chi phục vụ bộ máy nhà nước có độ chênh lớn. Năm 2016 và 2018; năm 2017 và 2019 mức chênh tương đương nhau. Tuy nhiên, độ chênh giữa 2016 với 2017 và 2018 với 2019 chênh lệch nhiều.
Bảng 3.0.7 Chênh lệch thực chi 2016 - 2019
TT Nội Dung
Kế hoạch
1 Chi thường xuyên 583,649.65
2 Chi quỹ lương 398,378.00
3 Chi tiền hỗ trợ 53,234.65
4 Chi phục vụ bộ máy 40,495.00
nhà nước
5 Chi điều tiết, xúc 14,396.00
tiến
6 Chi phát sinh khác 1,800.00
7 Chi mua, thuê tài 2,689.00
sản
8 Tổng chi đầu từ 72,657.00
10 Tổng chi chuyên 32,321.00
môn nghiệp vụ
Tổng chi 615,970.65
3.2.6.3. Chỉ tiêu bổ sung ngân sách cho chính quyền địa phương
CHDCND Lào đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC). Điều này cho thấy CHDCND Lào có cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực minh bạch bổ sung NS cho địa phương. Cam kết đó thể hiện rõ ở việc sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng. CHDCND Lào cũng cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tập trung vào lĩnh vực hòa bình, công bằng, bình đẳng, bao gồm chống tham nhũng và đảm bảo cơ chế minh bạch và hiệu quả. CHDCND Lào đã sửa đổi nhiều luật liên quan đến công khai minh bạch và tiếp cận thông tin của người dân trong quá trình NS, trong bao gồm Luật đầu tư công, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật NSNN đã thúc đẩy cơ chế minh bạch hơn trong tài chính quốc gia và địa phương.
Khảo sát về minh bạch ngân sách (OBS) là sáng kiến nhằm thúc đẩy công khai minh bạch ngân sách, do Tổ chức Quan hệ đối tác ngân sách quốc tế (IBP) tiến hành định kỳ 2 năm/lần, kể từ năm 2006 và thực hiện tại hơn 100 quốc gia trên thế giới; từ đó cho điểm để đánh giá mức độ công khai minh bạch ngân sách của các nước, các nền kinh tế khác nhau về ba trụ cột của trách nhiệm giải trình ngân sách.
Theo kết quả khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở 2020, điểm số công khai minh bạch ngân sách của Lào đã tăng mạnh so với các kỳ đánh giá trước đó, đạt mức 48/100 điểm đối với trụ cột Công khai ngân sách, tăng 21 điểm so với năm 2019; 09/100 điểm đối với trụ cột Sự tham gia của công chúng, tăng 3 điểm so với năm 2019; 64/100 điểm đối với trụ cột Giám sát, tăng 2 điểm so với năm 2019. CHDCND Lào xếp hạng thứ 97/117 nước, tăng 4 bậc so với năm 2019.
Theo xếp hạng OBS 2020 với ba trụ cột nêu trên, CHDCND Lào được đánh giá đã có nhiều nỗ lực và bước tiến đáng ghi nhận về mức độ công khai minh bạch ngân sách. Với việc áp dụng các quy định của Luật NSNN (2015), phạm vi, đối tượng, nội dung và hình thức công khai được mở rộng hơn rất
nhiều so với trước đây. Đặc biệt, việc công khai số liệu và báo cáo thuyết minh về dự toán NSNN khi Chính phủ trình Quốc hội, kèm theo Báo cáo ngân sách công dân với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu đã tạo cơ hội thuận lợi để người dân dễ dàng nắm bắt thông tin, từ đó tăng cường sự quan tâm và tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, giám sát ngân sách.