Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 82 - 87)

Tính đến năm 2018, cả tỉnh có 762 bản với 76.009 hộ gia đình và có dân số 454.000 người, trong đó nữ 278.000 người. Có 3 dân tộc cơ bản cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh là Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thâng. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi.

Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội: Tổng lao động của tỉnh Luang Prabang là 161.023 người (2018) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 91,5%; công nghiệp là 3,7%; dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác. Với cơ cấu lao động như trên, Luang Prabang là một tỉnh hoàn toàn thuần nông.

Chất lượng nguồn lao động ở tỉnh Luang Prabang ngày càng được nâng cao. Hầu hết người trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo chiếm

tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lực lượng lao động. Hiện nay phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ thông đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 90-95,7%; đã xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học… từng bước nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.

Thời kỳ năm 2015 - 2019, nền kinh tế tỉnh Luang Prabang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối của thời kỳ có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3.1. Tỷ lệ tăng trưởng GRDP của tỉnh Luang Prabang

(Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang)

Hình 3.2: Tỷ lệ tăng trưởng GRDP của tỉnh Luang Prabang

7.67.5 7.5 7.4 7.3 7.2 7.1 7 6.9 6.8 6.7

+ Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2015-2019

2015 2016 2017 2018 2019

(Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang)

Hình 3.3: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2015-2019

7060 60 50 40 30 20 10 0

Thời kỳ từ năm 2015 - 2019 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang được thực hiện trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong thời kỳ này, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững..

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phát triển du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Luang Prabang nói riêng, tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh tăng mạnh, nhất là phát triển du lịch khá nhanh ở thành phố Luangprabang và huyện Mương Ngoi. Nhìn chung trong các năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội trên địa

Phân tích về mặt kinh tế qua các năm cho thấy kinh tế tỉnh Luang Prabang ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế - xã hội vẫn nổi lên một số tồn tại như: Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách Trung ương phân bổ chưa đáp ứng được nhu cầu địa phương; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng công nghiệp đạt thấp nhất trong nhiều năm do các đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Môi trường đầu tư kinh doanh thiếu hấp dẫn, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đạt được yêu cầu, chưa kêu gọi được các nhà đầu tư mới có tiềm lực. Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị còn nhiều hạn chế, ý thức về thực hiện nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận công dân còn thấp...

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 82 - 87)