Giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh Về công tác giám sát ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 110 - 116)

6 Chi phát sinh khác 7 Chi mua, thuê tài sản

3.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh Về công tác giám sát ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Về công tác giám sát ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Việc giám sát ngân sách nhà nước cấp tỉnh Luang Prabang, nước

CHDCND Lào có nhiều chủ thể được thực hiện, trong đó cơ bản là HĐND và Mặt trận Lào Xây dựng đất nước.

+ Đối với HĐND tỉnh, giám sát NSNN là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND. Qua giám sát, có thể kiểm chứng tính đúng đắn, sự phù hợp của các quy định đang được áp dụng và những chủ trương, biện pháp đã quyết nghị; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc để đề xuất giải pháp

tháo gỡ, góp phần thực hiện tốt hơn việc lập và phân bổ ngân sách cũng như công tác quản lý, điều hành, thực hiện dự toán thu - chi ngân sách địa phương; bảo đảm các khoản thu - chi ngân sách đúng quy định của pháp luật và dự toán HĐND tỉnh giao.

Đối với việc giám sát về dự toán NSNN, phân bổ ngân sách cần căn cứ vào nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm; các văn bản pháp luật và các chế độ chính sách về tài chính

- ngân sách; phối hợp với các cơ quan liên quan để được cung cấp thông tin và tiến hành xử lý thông tin trong quá trình giám sát. Từ đó, có kết luận đúng và đề xuất kiến nghị giải pháp thích hợp cho sở, ngành và địa phương trong quản lý và điều hành NSNN.

Đối với việc giám sát quá trình chấp hành NSNN chủ yếu là giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh; chấp hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách; thanh toán các khoản chi ngân sách qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Đối với việc giám sát quyết toán NSNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được HĐND tỉnh phê chuẩn; căn cứ vào báo cáo của Sở Tài chính về tình hình thực hiện dự toán NS của năm quyết toán, căn cứ vào báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; đồng thời, tham khảo quyết toán NS của một số bộ, ngành, địa phương để có ý kiến xác đáng trong quá trình giám sát phê duyệt quyết toán. Từ đó, kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đưa vào quyết toán những khoản thực thu, thực chi qua NSNN; xuất toán những khoản tạm ứng, thu và chi trái quy định của pháp luật, làm rõ các khoản ghi thu - ghi chi… Ngoài ra, HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và các văn bản pháp luật của cấp trên trên địa bàn.

+ Đối với Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh, giám sát cũng là 1 trong nhiều chức năng được quy định Luật Mặt trận Lào Xây dựng đất nước.

Giám sát được thực hiện bằng nhiều hình thức như giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận Lào Xây dựng đất nước có thể thành lập đoàn giám sát; chủ trì hoặc phối hợp cùng với các cơ quan, tổ chức, nhân dân thành lập đoàn giám sát.

Giai đoạn 2015 - 2020, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh Luang Prabang đã thành lập 938 đoàn giám sát chuyên đề và 420 cuộc giám sát bằng văn bản liên quan trực tiếp đến việc sử dụng NSNN, phát hiện, thu hồi cho NSNN hơn 2 tỷ kip.

- Về công tác thanh tra ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Thời gian qua, việc sử dụng NSNN của tỉnh Luang Prabang đã đạt được một số kết quả nhất định trên các mặt: Lập và giao dự toán thu, chi ngân sách; thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; thực hiện chế độ quyết toán ngân sách; công khai quyết toán, dự toán cơ bản đảm bảo quy định pháp luật, bám sát Nghị quyết HĐND tỉnh, quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, về cơ bản bao quát hết các nguồn thu, đảm bảo cân đối thu - chi, đáp ứng yêu cầu về tài chính phục vụ kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cơ bản đảm bảo đáp ứng quy định (số thu năm 2018 đạt 132,5% kế hoạch tỉnh giao; số thu ngân sách huyện hưởng phân cấp đạt 146,2% so với kế hoạch). Bộ máy kế toán của các đơn vị dự toán được thanh tra thuộc ngân sách địa phương được tổ chức cơ bản phù hợp với yêu cầu công tác quản lý tài chính ngân sách, địa phương; các khoản chi cơ bản theo dự toán, theo nguồn trên cơ sở định mức, quy định của quy chế chi tiêu nội bộ; hóa đơn, chứng từ cơ bản đầy đủ, lưu trữ theo quy định… Các công trình được chủ đầu tư lập, thẩm định, báo cáo kinh tế kỹ thuật; ký kết hợp đồng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành; hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật; hồ sơ nghiệm thu thanh toán, hồ sơ hoàn công cơ bản thể hiện đầy đủ nội dung

theo quy định về đầu tư và xây dựng. Việc sử dụng ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị được đối chiếu, xác minh cơ bản theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, qua thanh tra đã phát hiện ra một số sai phạm trong sử dụng ngân sách với số tiền sai phạm lên tới 17.556 triệu kip và kiến nghị thu hồi về NSNN 10.550 triệu kip và đôn đốc thu hồi 7.006 triệu kip.

Kết quả kiểm tra tại Chi cục Thuế các huyện và tại một số doanh nghiệp cho thấy còn một số tồn tại như: Chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với công trình xây dựng đã có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành; Hạch toán tăng chi phí, hạch toán thiếu doanh thu đối với công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, các cá nhân người lao động hợp đồng thời vụ không có mã số thuế, thu nhập hàng tháng trên 2,5 triệu kip nhưng doanh nghiệp vẫn không thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định, công tác kế toán không thực hiện theo đúng chế độ về chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính. Một số khoản chi từ nguồn dự phòng của ngân sách chưa đúng tính chất, nội dung, chủ yếu bổ sung cho hoạt động thường xuyên, nhưng chưa bố trí ngay từ đầu năm. Một số khoản chi cho các đơn vị không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách; phân bổ, sử dụng nguồn thu, nguồn đấu giá quỹ đất cho một số nội dung chưa phù hợp; công tác giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp còn có những hạn chế nhất định. Một số đơn vị dự toán chưa trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu hoạt động dịch vụ theo quy định, thanh toán vượt khối lượng thực tế thi công, không nộp phí bảo vệ môi trường đối với khối lượng đất đắp...

Đoàn thanh tra cũng phát hiện số tiền sai phạm thu NS từ thuế là 4.054 triệu kip (chiếm 25,7%); trong đó sai phạm về thuế giá trị gia tăng là 577 triệu kip, thuế thu nhập doanh nghiệp là 3.477 triệu kip. Bình quân một cuộc thanh tra phát hiện sai phạm 1.351 triệu kip. Kiểm tra việc chi đầu tư xây dựng cơ bản của 22 công trình tại thành phố Luong Prabang và 3 huyện, đoàn thanh tra

đã phát hiện số tiền sai phạm là 1.872 triệu kip (chiếm 11,9%), số sai phạm bình quân một cuộc thanh tra là 85 triệu kip. Đoàn thanh tra đã kiến nghị thu hồi về NSNN 1.421 triệu kip và giảm trừ quyết toán 451 triệu kip. Các sai phạm về chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu do công tác quản lý chi phí, chất lượng công trình xây dựng chưa thực hiện đúng quy định, xác định quy mô công trình chưa đúng dẫn đến tăng chi phí xây lắp. Việc nghiệm thu, quyết toán công trình còn sai chế độ tài chính - kế toán, một số dự án do không sử dụng hết kế hoạch vốn, được chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau nhưng vẫn không thực hiện phải điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án khác.

- Về công tác kiểm toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Thông qua các cuộc kiểm toán, có nhiều kiến nghị quan trọng về hoạt động thu, chi và công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương, qua đó góp phần minh bạch và lành mạnh công tác quản lý tài chính. Chất lượng thông tin kiểm toán theo đó cũng được chú trọng và nâng cao. Kết quả kiểm toán cho thấy, công tác quản lý thu, chi NSNN của tỉnh ngày càng được công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật về NSNN. Hiệu quả, hiệu lực sử dụng nguồn lực tài chính công được đảm bảo. Tuy nhiên, công tác kiểm toán cho thấy một số hạn chế ở cả 3 khâu của chu trình quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang.

+ Về lập và giao dự toán. Công tác lập và giao dự toán được thực hiện và tuân thủ theo quy định của Luật NSNN, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, công tác lập, điều chỉnh dự toán của tỉnh ở một số năm còn chậm, dẫn đến việc thẩm định phân bổ, giao dự toán của Bộ Tài chính cho tỉnh chưa kịp thời. Một số đơn vị trong tỉnh lập dự toán chưa sát thực tế.

Theo Luật NSNN, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, đảm bảo đúng chính

sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm. Tuy vậy, vẫn còn một cơ quan, địa phương trong tỉnh thực hiện việc phân bổ dự toán ngay từ đầu năm chưa đúng quy định, giao dự toán chậm, không đúng tính chất nguồn kinh phí.

+ Về chấp hành ngân sách. Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra nhiều lỗi, sai sót trong khâu chấp hành thu, chi NSNN tại tỉnh.

Thu NSNN: Các cơ quan, địa phương trong tỉnh cơ bản chấp hành đúng quy định của Nhà nước về chế độ, chính sách thu. Tuy vậy, tình trạng thu không đúng quy định vẫn còn.

Chi NSNN: Kết quả kiểm toán cho thấy, hoạt động chi NSNN của các cơ quan, địa phương trong tỉnh đã tuân thủ quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí đúng nhiệm vụ, đúng chế độ và quy chế chi tiêu nội bộ; chứng từ chi đảm bảo quy định… Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn bộc lộ một số hạn chế như: Tình trạng sử dụng kinh phí sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức vẫn xảy ra. Số tiền vi phạm tuy không lớn nhưng thể hiện ý thức chấp hành kỷ luật tài khóa chưa nghiêm.

+ Về quyết toán NSNN. Công tác quyết toán NSNN mặc dù đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện và tuân thủ theo các quy định của Luật NSNN, đáp ứng yêu cầu về số liệu quyết toán, quy định về xử lý thu, chi NSNN cuối năm, đảm bảo thời gian quyết toán. Tuy nhiên, vẫn còn cơ quan, đơn vị chậm triển khai, hoặc chưa thực hiện việc xét duyệt quyết toán đầy đủ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.

Theo báo cáo Kiểm toán, đối với cấp tỉnh giao dự toán chi ngân sách cho các huyện, thành phố còn vượt so với thực tế về quỹ lương giáo dục, đào tạo và dạy nghề và quỹ lương hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể cấp huyện hơn 37 tỷ kip.

Giao dự toán chi kinh tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn sử dụng ngân sách để chi trả tiền lương cho lao động hợp đồng do tỉnh ký (từ nhiều

năm trước) không đúng quy định hơn 4,6 tỷ kip. Một số hồ sơ kiểm tra còn chậm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, công bố Biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chưa có quyết định dự thảo kiểm tra theo như quy trình, giải thích nguyên nhân chênh lệch số liệu cho thanh tra không rõ ràng, một số nội dung chưa đầy đủ bằng chứng, ấn định doanh thu bán hàng thấp hơn giá trị thị trường…

Kiểm toán báo cáo tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước ở Luang Prabang cho thấy, các doanh nghiệp bảo toàn được vốn Nhà nước, việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích sản xuất, kinh doanh và nộp tiền thuê đất cơ bản đầy đủ, kịp thời. Nhưng các doanh nghiệp còn hạch toán một số bút toán chưa đúng quy định, chưa thực hiện kê khai thuế thu nhập đối với nhà thầu nước ngoài 639 triệu kip, chưa nộp trả NSNN khoản kinh phí tồn hết nhiệm vụ chi (phát sinh trước thời điểm cổ phần hóa năm 2017) hơn 2,18 tỷ kip.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w