Giá trị tham khảo đối với quản lý ngân sách cấp tỉnh của Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 78 - 81)

Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phương cấp tỉnh trong nước và nước ngoài, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào như sau:

Một là, tăng tính hiệu quả hoạt động thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh. Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các cấp thu ngân sách ở địa phương. Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người nộp thuế. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hoá gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với doanh nghiệp.

Hai là, trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Ba là, trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, coi NSTW là ngân sách của cả nước, hoạt động trên phạm

vi cả nước. Do đó, NSTW phải đảm nhận các nhiệm vụ chi lớn tập chung các nguồn thu quan trọng có tính chất quốc gia, đồng thời, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương các cấp chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bốn là, coi việc thực hiện công khai ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Năm là, áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN. Tuy nhiên phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng hệ thống quản lý NSNN theo mô hình hiện đại. Thực tiễn các địa phương được khảo cứu cho thấy phải mất nhiều năm để thiết lập và áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý NSNN và đo lường kết quả đầu ra; cũng phải mất nhiều thời gian trong việc phát triển các kế hoạch mục tiêu chiến lược, kiểm tra dữ liệu kết quả để thiết lập những khuynh hướng và đánh giá công việc thực hiện so với mục tiêu đề ra.

Kinh nghiệm của các tỉnh ở Việt Nam là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.

Kết luận chương 2

NSNN được coi là yếu tố quyết định của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế.

Trong chương này, luận án đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, khái quát những vấn đề chung về ngân sách bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm và hệ thống ngân sách.

Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp tỉnh.

- Quản lý NSNN cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sử dụng các phương pháp (hành chính, kinh tế, giáo dục...) và các công cụ phù hợp để

kiểm soát các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để chính quyền cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Quản lý NSNN cấp tỉnh là cần thiết bởi NSNN cấp tỉnh là một bộ phận hữu cơ của NSĐP; là nguồn lực tài chính quan trọng để giúp chính quyền cấp tỉnh khai thác thế mạnh về kinh tế - xã hội trên địa bàn; là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền tỉnh; định hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Trong khi đó việc quản lý NSNN cấp tỉnh còn một số hạn chế: công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp tỉnh chưa được chú ý đúng mức; công tác quản lý thu, chi ngân sách tỉnh còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nhất định.

- Quản lý NSNN cấp tỉnh có 4 nội dung cơ bản: Quản lý thu NSNN cấp tỉnh; quản lý chi NSNN cấp tỉnh; quản lý cân đối NSNN cấp tỉnh; giám sát, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong quản lý NSNN cấp tỉnh.

- Quản lý NSNN cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: Thể chế kinh tế; trình độ của CBCC và tổ chức quản lý ngân sách cấp tỉnh; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính; trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân.

Ba là, trên cơ sở kinh nghiệm quản lý NSNN cấp tỉnh của tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình (Việt Nam), tỉnh Xiêng Khoảng, Ou Đom Xay (CHDCND Lào), rút ra một số giá trị có thể tham chiếu cho tỉnh Luang Prabang của CHDCND Lào. Đó là tăng tính hiệu quả hoạt động thu NS của chính quyền cấp tỉnh; trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi NS; trong phân cấp quản lý NS phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW; coi việc thực hiện công khai NS các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của CBCC và nhân dân trong việc quản lý sử dụng NS ở địa phương; áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w