6 Chi phát sinh khác 7 Chi mua, thuê tài sản
4.2.1. Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải được nghiên cứu giải quyết thoả đáng theo nguyên tắc rõ ràng, ổn đinh, công bằng,
hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả trung ương và địa phương. Để phân cấp quản lý NSNN có hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, xoá bỏ tính bao hàm của ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới.
Giải quyết vấn đề này thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền đia phương. Các nước có một nguyên tắc rất quan trọng trong việc hoàn thiện NSĐP là đảm bảo cho địa phương có tính chủ động, độc lập quyết định và xây dựng ngân sách cấp mình trên cơ sở luật pháp ổn định, thống nhất.
Việc quản lý NSNN ở bất kỳ nhà nước tổ chức theo hình thức nào cũng có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn giữa chính quyền các cấp. Đối với các nước có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh thì việc phân định này khá dễ dàng, song nó thật sự là một phức tạp đối với những nước còn thiếu luật hoặc luật pháp không đồng bộ. Nhìn chung, luật pháp các nước đều quy định mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách có quyền độc lập với nhau và độc lập tương đối với NSTW, được tự lập, xét duyệt và tự quản lý NS cấp mình. Tuy nhiên, luật pháp các nước cũng ghi nhận NSTW đóng vai trò chủ đạo, tức là có các nguồn thu quan trọng nhất đống thời phải đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu. Tính ràng buộc của NSĐP vào NSTW thể hiện ngoài sự ràng buộc pháp luật thì về mặt kinh tế, NSĐP được nhận trợ cấp từ NSTW dựa trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc, chuấn mực rõ ràng, hợp lý và những điều kiện nhất định.
Ở CHDCND Lào, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong quản lý NSNN là vấn đề được quan tâm từ lâu. Quan điểm của Đảng và nhà nước Lào trong việc xử lý mối quan hệ giữa trung ương và địa phương là tăng cường tính tập trung thống nhất, tính liên tục của điều hành vĩ mô, lãnh đạo tập trung đi đôi với việc mở rộng trách nhiệm và quyền hạn của địa phương đối với những vấn đề mà các cấp địa phương có
khả năng xử lý có hiệu quả. Như vậy, tính tập trung thống nhất theo quan điểm hiện nay là hoàn toàn khác về chất so với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây đã hạn chế tính chủ động, năng động của cấp địa phương và cơ sở. Tập trung để tạo ra sức mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.
Luật NSNN (2015) đã phân chia hệ thống NSNN theo cấp hành chính, theo đó CHDCND Lào có 3 cấp (trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện). Tuy nhiên, cần phải định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền phù hợp với thực tế quản lý trên địa bàn. Nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền địa phương nên chia làm 3 loại: Những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công; những nhiêm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công bổ sung của cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới; những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền từng cấp đề ra và tự quyết định phù hợp với đặc thù của địa phương và không trái với pháp luật.
Hai là, thu hút đầu tư về địa phương.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về vốn, về cơ chế, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, nhất là các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm lợi thế của địa phương, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương.
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để có chính sách khuyến khích phù hợp. Thực hiện công tác quy hoạch đất đai, tổ chức đấu giá công khai quỹ đất để tăng nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình tái định cư.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn vốn NSNN. Tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các chính sách pháp luật về thuế, đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc quyết toán thuế, thực hiện thu nộp vào NSNN đầy đủ kịp thời. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án của địa phương, tập trung đầu tư cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện phát triển khó khăn; đẩy mạnh hoạt động cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay giải quyết việc làm, ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo - dạy nghề, nâng cao dân trí vùng nông thôn, tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình của những ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư, phù hợp với khả năng ngân sách, chống đầu tư dàn trải và hạn chế nợ đọng.
Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp. Thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa trong việc xử lý các công việc, tăng cường hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân. Xây dựng mô hình quản lý thu thuế phù hợp, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương, tăng cường quyền giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội, người lao động và nhân dân, và sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thuế. Tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo, phương pháp dự báo, đánh giá tác động kinh tế vĩ mô và tác động từ bên ngoài đến kinh tế địa phương để kịp thời có phương án đối phó, hạn chế thấp nhất các tác động xấu mang lại.
Ba là, giao địa phương tự chủ trong quyết định và quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi.
Địa phương có thể thay đổi thuế suất một số sắc thuế, hoặc chính quyền cấp tỉnh có thể tự quyết định ban hành sắc thuế của địa phương trong khung cho phép của trung ương.
Về các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách: Phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, nghĩa là tăng thu của NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lượng dịch vụ công do địa phương có cung cấp. Không tính vào thu NSĐP các khoản huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng mà được tính là khoản vay để bù đắp bội chi của ngân sách cấp tỉnh.
Mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Cho phép chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương, phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu dựa trên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến không quy được trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền. Đồng thời cần có cơ chế điều tiết số kết dư NS quá lớn của một số địa phương nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN. Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với địa phương và đảm bảo khả năng cân đối NSĐP.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được phân định như sau:
- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
- NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho NSĐP. HĐND tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
- Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời ký ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dân số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên;
- Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu được quy định thì không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Bốn là, quy định cụ thể về thời kỳ ổn định ngân sách.
Theo đó, nên thống nhất là 5 năm theo nhiệm kỳ bầu cử của cơ quan dân cử và trùng với thời kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cần được xác định vào năm đầu thời kỳ ổn định và có hệ số tùy thuộc tình hình lạm phát và giảm phát từng năm để điều chỉnh bằng hệ số. Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống tiêu chí, các
nguyên tắc về bổ sung có mục tiêu gắn với các định hướng và chiến lược phát triển ưu tiên của từng vùng, miền và kế hoạch trung hạn của địa phương.