Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 100 - 104)

Thực hiện thu ngân sách trên cơ sở chính sách thu của Nhà nước, thực hiện tuyên truyền phổ biến sâu rộng để các đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành chính sách thuế của Nhà nước, hướng dẫn quy trình nộp thuế từ khâu kê khai đến khâu nộp được kịp thời. Tuy nhiên, hệ thống thuế CHDCND Lào còn phức tạp với nhiều sắc thuế, nhiều loại thuế suất; quy trình nộp thuế còn phức tạp, thủ tục rườm rà từ khâu kê khai đến khâu nộp thuế, làm cho công

tác quản lý thuế tốn kém, mất nhiều thời gian, và trong điều kiện nhất định còn tạo kẽ hở cho việc trốn lậu thuế, miễn giảm thuế không đúng đối tượng.

Hệ thống cơ quan trong bộ máy cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh bao gồm Sở tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục thuế tỉnh, Cục hải quan. Ngành kho bạc gồm có Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước huyện. Ngành thuế có Cục thuế tỉnh và các Chi cục thuế huyện (thành phố). Ngành hải quan có hải quan và cửa khẩu. Ngành tài chính có Sở Tài chính tỉnh và các Phòng Tài chính huyện (thành phố).

+ Cơ quan Hải quan: Có chức năng quản lý các loại thuế xuất, nhập khẩu ngoài nội địa.

+ Cơ quan Thuế: Có chức năng quản lý các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh trong nội địa.

+ Cơ quan Kho bạc: Có chức năng tham mưu, giúp cơ quan Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN.

+ Cơ quan Tài chính là tạo lập nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phân phối ngân sách phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước.

Thu NSNN là một bộ phận quan trọng trong chấp hành NSNN. Chính vì vậy thu NS đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định: (1) tất cả các khoản thu NSNN phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ một số trường hợp có thể thu qua cơ quan thu trực tiếp bằng tiền mặt; (2) các khoản thu NSNN phải được hạch toán bằng đồng tiền quốc gia theo đúng năm NS, mục lục NS, chế độ NS và chế độ phân cấp quản lý NS; (3) Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm hạch toán các khoản thu NSNN và điều tiết các khoản thu NSNN theo đúng chệ độ hiện hành; (4) ở các kho bạc địa phương nếu có khoản thu bằng ngoại tệ phải được tập trung vào quỹ ngoại tệ được tập trung

ở kho bạc trung ương; (5) nếu có các khoản thu không đúng với chế độ hiện hành thì kho bạc phải làm thủ tục hoàn trả người nộp.

Trình tự chấp hành dự toán thu ngân sách đối với các khoản thu khác nhau thì sẽ có những hình thức khác nhau. Hai khoản thu chiếm tỉ trọng lớn ở các huyện, thành phố là phí, lệ phí và khoản thu từ đơn vị sự nghiệp.

Với khoản thu thuế thì chủ thể có đủ điều kiện nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thu có thẩm quyền thu, với đối tượng nộp phí và lệ phí không phải đăng ký. Với khoản thu thuế thì cơ quan thu định kỳ không phải ra thông báo thu, đối với khoản phí và lệ phí cơ quan thu phải ra thông báo theo định kỳ quy định cho đối tượng nộp. Trong thời hạn luật định, các chủ thể có liên quan tới nghĩa vụ nộp phải thực hiện các khoản thu bắt buộc để bảo đảm số thu ngân sách. Các khoản thu từ phí và lệ phí thường được ủy quyền cho cho cơ quan không phải là cơ quan tài chính thu ví dụ như: công chứng, đơn vị cầu đường… Vì vậy các cơ quan này phải nộp theo thời hạn quy định. Số thu này sẽ được cơ quan thu tổng hợp và gửi sang cho cơ quan tài chính để cơ quan tài chính tiến hành phân chia và kiểm soát nguồn thu.

Với khoản thu từ hoạt động sự nghiệp thường cơ quan tài chính sẽ ra thông báo theo định kỳ yêu cầu các đơn vị có khoản thu sự nghiệp nộp vào kho bạc. Trên cơ sở thông báo thu, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm nộp đúng hạn đầy đủ số tiền ghi nhận trong thông báo thu tại Kho bạc Nhà nước.

- Các nguồn thu NSNN bao gồm:

+ Thu từ doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN do địa phương quản lý, các DNNN đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh tạo nguồn thu cho NSNN, tạo cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời DNNN góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, thực trạng DNNN còn nhiều tồn tại, chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế, khả năng cạnh tranh kém, một số doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực thương mại chưa chủ động đề ra các giải pháp cụ thể, chưa bám chắc cơ chế điều hành vĩ mô của nhà nước về xuất nhập khẩu, chậm chuyển đổi hình thức kinh doanh, nên lúng túng trong hoạt động, còn để tình trạng nợ kéo dài. Việc chấp hành chính sách, pháp luật ở nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến nợ đọng thuế, công nợ chậm giải quyết...

+ Thu từ các lĩnh vực ngoài quốc doanh. Đây là lĩnh vực phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế phải là người xử lý công minh, khách quan, trung thực trong việc trực tiếp quản lý thu thuế. Trong thực tế, còn có những trường hợp thoả thuận với người nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước; không nộp hết vào Kho bạc nhà nước số thuế phải nộp hoặc xâm tiêu tiền thuế của nhà nước đem sử dụng cho cá nhân dẫn đến không có khả năng thanh toán.

+ Khoản thu liên quan đến đất đai. Tiến hành triển khai chậm, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ như việc thực hiện các thủ tục về giao cấp đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều khâu phức tạp làm cho cá nhân người tham gia mua bán không tự nguyện nộp thuế. Những năm vừa qua đã có chuyển biến tích cực thông qua việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thành lập các bộ phận một cửa, một đầu mối tăng cường trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc phục vụ nhân dân đồng thời góp phần đáng kể tăng thu cho NSNN.

+ Thu phí và lệ phí. Thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí công tác quản lý có nhiều tiến bộ, nhưng trong thực tế việc phản ánh quản lý qua ngân sách chưa kịp thời, đầy đủ; nhất là học phí, viện phí và một số loại lệ phí khác. Năm 2018, tỉnh cũng đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời việc nộp và ghi thu, ghi chi phí và lệ phí vào ngân sách theo định kỳ, đồng thời tỉnh đã ban hành quy định cụ thể về thu các loại phí phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị tích cực khai thác nguồn thu về phí và lệ phí.

Thu học phí, viện phí là khoản thu theo quy định của nhà nước nhằm huy động một phần đóng góp của học sinh, của những người đi khám và chữa

bệnh. Từ năm 2017 thực hiện theo quy định của Bộ tài chính, các loại phí và lệ phí đã thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu huy động để đầu tư bổ sung cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế.

Trong những năm qua các chỉ tiêu thu Ngân sách trên địa bàn không ngừng được tăng lên.

Bảng 3.3. Thu NSNN Luang Prabang (triệu kip)

TT Nội Dung

1 Thu thuế

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w