6 Chi phát sinh khác 7 Chi mua, thuê tài sản
4.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nước
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nước. Nó nâng cao năng lực quản ký, điều hành của các cơ quan nhà nước; đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới tài chính số với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Tạo nền tảng cho ngành tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thói quen áp dụng tin học trong xử lý công việc đối với CBCC. Sở tài chính tỉnh cần ban hành các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm với phạm vi triển khai từ Sở đến các Phòng tài chính huyện, thành phố; áp dụng các chương trình công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán, quản lý tài sản nhà nước tới các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh. Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành được xây dựng đồng bộ, dữ liệu luôn được bổ sung, hoàn thiện sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý. Việc triển khai công nghệ thông tin ở hầu hết các khâu nghiệp vụ đã mang lại lợi ích cho công tác tài chính, góp phần đưa nền hành chính tài chính tiến dần tới hiện đại, khoa học và hiệu quả, qua đó giúp Sở Tài chính giảm bớt áp lực về khối lượng công việc theo yêu cầu của tỉnh và Bộ Tài chính. Việc áp dụng các chương trình công nghệ thông tin vào công tác quản lý đã giúp nâng cao khả năng cung cấp số liệu trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như: điều hành, quản lý thu - chi NSNN, quản lý công sản, quản lý giá, đầu tư, nghiệp vụ chuyên môn khác và quản lý nội bộ cơ quan; các chương trình tin học như quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước, cấp mã số đơn vị sử dụng ngân sách… sẽ tạo cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ chế độ báo cáo, tổng hợp.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý NSNN là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành NSNN của tỉnh, cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:
- Về con người, cần nâng cao trình độ tin học cho công chức các đơn vị dự toán để phục vụ công tác quản lý thu, chi hiệu quả, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Đội ngũ công chức phải được đào tạo đầy đủ các quy trình công việc mới, cách thức sử dụng công cụ mới và phong cách làm việc mới. Đối với người lãnh đạo, lãnh đạo quyết tâm có nghĩa là có sự quan tâm sâu sắc đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đơn vị mình.
- Về hạ tầng, thời gian tới, tỉnh cần đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm triển khai các ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn; duy trì hệ thống thông tin liên ngành giữa Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư... kết nối với Bộ Tài chính hoạt động có hiệu quả, góp phần trao đổi thông tin giữa các đơn vị. Bên cạnh việc phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính - ngân sách, hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp Sở Tài chính xây dựng "Kho cơ sở dữ liệu" nhằm cung cấp thông tin định kỳ cho dữ liệu chung của ngành tài chính, phục vụ công tác phân tích, dự báo lâu dài. Việc đẩy mạnh công nghệ thông tin cũng giúp Sở Tài chính đưa vào áp dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính để phục vụ các cơ quan, tổ chức đến giao dịch với Sở.
- Về kinh phí, mạnh dạn đầu tư kinh phí, luôn dành cho công nghệ thông tin một khoản ngân sách hàng năm nhất định.