Tỉnh Xiêng Khoảng (Lào)

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 75 - 76)

Xiêng Khoảng có diện tích lớn với 10,000 km2, độ cao bình quân là 1200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông, với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam, tỉnh Luang Prabang phía Bắc. Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 thị xã: Phonsavan (còn có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het, Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay, Phathom.

Xiêng Khoảng có 542 bản, 40.283 hộ gia đình, với 250.144 người, trong đó dân số nam khoảng 131.439 người, chiếm 52,54%, dân số nữ khoảng 118.705 người, chiếm 47,46%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh nhìn chung tương đối ổn định. Toàn tỉnh có 3 dân tộc chính là Lào Lùm, Lào Sung và Lào Thâng, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với khoảng 70% dân số toàn tỉnh, Lào Thâng chiếm 25% dân số toàn tỉnh và Lào Thâng chiếm thiểu số với khoảng 5% dân số toàn tỉnh (Nguồn: Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Xiêng Khoảng)

Xiêng Khoảng là một trong những tỉnh còn nghèo, vì thế việc quản lý phân bổ NSNN hợp lý, hiệu quả là rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, hàng năm nguồn thu ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng trên 55% tổng thu NSĐP của tỉnh, nguồn thu ngân sách cấp huyện chiếm trên 30% và còn lại là nguồn thu ngân sách khác. Trong chi tiêu của NSĐP, chi tiêu ngân sách cấp tỉnh chiếm trên 57%. Công tác quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến mới, Xiêng Khoảng đã phân định được rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách; tăng cường và đề cao vai trò của chính quyền cấp dưới trong việc điều hành và quản lý NSĐP trên địa bàn, tỷ trọng thu, chi ngân sách trong tỉnh đang dần chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng NSĐP cho cấp dưới, và giảm tỷ trọng của cấp tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quyết toán đã dần đi vào nền nếp với chất lượng ngày càng được nâng cao hơn.

Tuy nhiên phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: sự quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán NSĐP ở các cấp còn trùng lặp về thẩm quyền quyết định, tỷ lệ phân cấp thu - chi NS chưa giúp điều hòa sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, thị trong tỉnh,…

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh luang prabang nước CHDCND lào (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w