Những nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh (Trang 25 - 26)

5. Cấu trúc đề t ài

1.1.3Những nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 22/QĐ-NH1

ngày 21/02/1994 ban hành: “Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” thì việc thanh

toán không dùng tiền mặt phải tuân theo các quy định mang tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất,các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhânvàcá nhân) đều phải

mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước và được quyền lựa ngân

hàng, kho bạc Nhà nước để mở tài khoản. Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện

thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúngchế độ quy địnhvà phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng, kho bạc Nhà nước. Trường hợp đồng tiền thanh

toán bằng ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt

Nam ban hành.

Thứ hai,số tiền thanh toán giữa người chitrả và người thụ hưởng phải dựa trên

cơ sở số lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua

phải chuẩn bị đầy đủ những phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản tiền gửi

thanh toán tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán. Nếu người

mua chậm trễ thanh toán hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ ba, người bán hay bên cung ứng dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thờivàđúng với lượng giá trịmàngười mua đã thanh toán,đồng

Thứ tư, là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng hoặc

kho bạc Nhà nước phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:

- Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người

thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không cần có lệnh của người chi trả (không cần có chữ ký của chủ tài khoản trên chứng từ) chỉ áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như uỷnhiệm

chi hay lệnh của Toà án kinh tế.

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách

hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá; cung cấp đầy đủ các

chứng từ sử dụng trong quá trình thanh toán cho khách hàng.

- Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từthanh toán một cách nhanh chóng, chính

xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hoạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho

khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách

hàng theo chế tài chung.

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng

cho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh (Trang 25 - 26)