5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Việc nâng cao chất lượng tín dụng có thực hiện được hay không phụ thuộc vào các yếu tố quyết định là con người. Cần phải khẳng định phương châm “Chất lượng tín dụng xuất phát từ chất lượng của cán bộ tín dụng “để có những biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhân sự.
Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại của Việt Nam có chính sách đào tạo nhân viên bài bản (cùng với ACB, Techcombank). Ngân hàng có hẳn một trung tâm đào tạo riêng để thiết kế tổ chức các khóa học, chương trình đào tạo chuyên biệt dành cho các vị trí nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, khâu kiểm tra trong hoạt động đào tạo vẫn là một vấn đề của Sacombank khi mà hệ thống kiểm tra
kiến thức nghiệp vụ định kì đối với nhân viên vẫn còn bất cập, kiểm tra mang tính hình thức là chủ yếu, vì kiểm tra thông qua hệ thống mạng, mỗi cán bộ tín dụng ở tại chi nhánh khi kiểm tra thì lại có sự giúp đỡ của tất cả các thành viên còn lại trong phòng, kết quả đem lại không chính xác. Hệ quả là ngân hàng không nắm bắt được trình độ chuyên môn một cách rõ ràng, nhân viên không tự cập nhật những kiến thức mới và do đó ngân hàng sẽ không có đủ thông tin để đưa ra kế hoạch đào tạo lại hay nâng cao trình độ cho nhân viên một cách phù hợp. Thậm chí trong một số trường hợp, sự yếu kém về chuyên môn của nhân viên và cán bộ quản lí có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng, dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Do đó, ngân hàng cần lưu ý vấn đề này, nhanh chóng xúc tiến một cách thức kiểm tra mới để khắc phục tình trạng trên, ngân hàng có thể các đợt kiểm tra tập trung tại Hội Sở, các cán bộ tín dụng thì nghiệp vụ dưới sữ kiểm soát gắt gao của ban lãnh đạo ngân hàng.
Hiện nay, Sacombank chưa xây dựng hệ thống xếp hạng đối với cán bộ tín dụng, chi nhánh cần nghiên cứu đề xuất Sacombank xây dựng hệ thống này nhằm tạo cơ sở đánh giá xếp loại cán bộ có đủ điều kiện làm công tác tín dụng hay không. Có thể xây dựng hệ thống dựa trên bộ tiêu chuẩn chấm điểm và xếp loại cán bộ tín dụng như sau:
Tiêu chuẩn 1: Thâm niên công tác. Tiêu chuẩn 2: Tiếp thị khách hàng mới.
Tiêu chuẩn 3: Quy mô dư nợ, quy mô khách hàng.
Tiêu chuẩn 4: Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ gia hạn, nợ quá hạn/tổng dư nợ. Tiêu chuẩn 5: Tăng trưởng tín dụng: nếu tăng trưởng âm không giải thích được nguyên nhân khách quan sẽ bị trừ điểm.
Tiêu chuẩn 6: Chất lượng khách hàng: tỷ lệ khách hàng mà cán bộ phân công quản lý được nâng hoặc bị hạ hạn tín dụng.
Tiêu chuẩn 7: Chất lượng khoản vay: tỷ lệ khách hàng được phân công quản lý được nâng nhóm nợ từ nhóm 3 lên nhóm 2, hoặc khách hàng bị hạ nhóm.
Tiêu chuẩn 8: Tuân thủ chế độ, quy trình nghiệp vụ: tuân thủ đúng, đủ chế độ, quy trình tín dụng của Sacombank hoặc các vi phạm như vi phạm về quy trình cho vay, bảo lãnh, không chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ không đúng quy định, giải ngân vượt mức quy định, những vi phạm này nếu do các bộ phận kiểm tra nội bộ, của NHNN…phát hiện thì bị trừ điểm.
Tiêu chuẩn 9: Phong cách giao dịch, chấp hành kỹ thuật lao động, học tập nâng cao trình độ.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, tổng số điểm tối đa là 100 điểm, từ đó có thể xếp loại như sau:
Từ 90 điểm đến 100 điểm xếp loại A. Từ 70 điểm đến dưới 90 điểm xếp loại B. Từ 50 điểm đến dưới 70 điểm xếp loại C. Dưới 50 điểm không xếp loại.
Thời điểm xếp loại theo quý hoặc năm. Căn cứ vào hệ thống xếp loại này, Sacombank nói chung và chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng xây dựng chế độ thưởng phạt phù hợp và cũng là căn cứ để đề bạt cán bộ chủ chốt sau này.
Đặc biệt, chi nhánh cần xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý hơn. Hiện nay các nhân viên được hưởng chế độ như nhau dựa trên thành tích của cả chi nhánh trong kỳ mà không có sự phân biệt hay ưu đãi nào dành cho các nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những thành tích xuất sắc. Điều này dễ gây tâm lý chán nản, bất mãn ở những nhân viên giỏi, có năng lực hoàn thành tốt nhiện vụ của mình. Vì thế, giải pháp được đưa ra là đối với những cán bộ tín dụng làm việc hiệu quả, đạt nhiều thành tích xuất sắc, thì nên được động viên khuyến khích tinh thần nhiều hơn các nhân viên khác bằng chế độ hưởng lương, thưởng cao hơn. Như vậy tâm lý bất mãn ở những nhân viên giỏi, có năng lực sẽ không còn.