Nguyên Nhân Từ Phía Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.2.3.2. Nguyên Nhân Từ Phía Ngân Hàng

Thứ nhất: nguyên nhân phát sinh từ đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng sai sót khi thực hiện qui trình cấp tín dụng, công tác thu thập thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác. Một số cán bộ tín dụng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, năng lực, họ không thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và đôi khi quá tin tưởng ào những thông tin đã được khách hàng thổi phồng, dẫn đến việc không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ ngân hàng sa sút phẩm chất, không chấp hành thể lệ, chế độ của ngành, cấu kết với khách hàng cấp những khoản tín dụng không mang lại hiệu quả, không thu hồi được nợ.

Thứ hai: ngân hàng có những thiếu sót trong quá trình thẩm định. Điển hình, ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay (nhất là đầy tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng.

Thứ ba: cho vay dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp, hoặc khi thẩm định tài sản thế chấp không chú ý đến khả năng thanh lý của tài sản thế chấp; khi rủi ro xảy ra, tài sản phát mại không được (đa số rơi vào trường hợp tài sản là động sản:

các loại máy móc, thiết bị, linh kiện…). Bên cạnh đó đới với trường hợp nhận thế chấp, cầm cố bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tiền vay đã giải ngân nhưng việc nhận tài sản hình thành sau đó thường bị kéo dài do phải mất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục về quyền sở hữu.

Thứ tư: ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và đều hoàn trả các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực; điều này dẫn đến việc khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn, ngân hàng chủ quan tin tưởng khách hàng nên bỏ qua một vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như đánh giá lại nguồn thu nhập của khách hàng, không xác minh lại thông tin khách hàng cung cấp,…

Thứ năm: công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa kịp với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chuyên môn, cán bộ kiểm soát của chi nhánh còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy có lúc kiểm soát vẫn không phát hiện kịp thời những sai phạm trong hồ sơ tín dụng. Do vậy không kịp thời ngăn chặn được những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w