5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
3.3.2.1. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán
quán và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín
dụng ngân hàng nói riêng thông qua việc không ngừng hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế – xã hội.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán nợ vớ ngân hàng là do chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những đổi mới, thiếu tính ổn định. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng, điều chỉnh hoạt động, không theo kịp sự thay đổi cơ chế chính sách dẫn tới kinh doanh thua lỗ, ứ đọng hàng hóa, mất khả năng thanh toán.
Vì vậy trong quá trình điều chỉnh cơ ché, chính sách cần có những bước đệm hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi trong cơ chế. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài là hết sức gay gắt, Chính phủ cần có những chính sách bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, quản lý ngoại hối… bảo đảm tác dụng tích cực của hệ thống cơ chế chính sách.
Với tư cách là người tạo lập môi trường vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, cùng với các bộ luật khác đã được ban hành tạo ra hành lang pháp lý hết sức quan trọng. Tuy nhiên Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh chóng, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM.
Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình mới, nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Cần bổ sung tăng vốn điều lệ cho các NHYM nhằm tăng tiềm lực tài chính, giúp ngân hàng có thể đứng vững trước những biến động của thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM xử lý nợ tồn đọng thì cần có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, các ngành có liên quan.
Bộ tư pháp: cần ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công chứng địa phương và UBND các cấp thực hiện công chứng các hợp đồng mua bán những tài sản mà ngân hàng được giao từ các vụ án, để giúp các ngân hàng có thể bán tài sản để thu hồi nợ một cách nhanh chóng.
Bộ tài chính: Theo quy định của Chính phủ “ Việc xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp để thu hồi nợ, không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của TCTD”. Vì vậy bộ tài chính cần phải hướng dẫn cụ thể các cơ quan thuế địa phương thực hiện chế độ miễn giảm thuế với các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo của NHTM.
Cục địa chính: Đối với các tài sản thế chấp là bất động sản mà công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của NHTM cần bán để thu hồi nợ nhưng không có đủ giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu và sử dụng đất thì Cục địa chính phải hợp thức hóa thủ tục giấy tờ này, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu nợ.