Bộ máy điều hành của chi nhánh Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.1.2.3. Bộ máy điều hành của chi nhánh Điện Biên Phủ

Sau hơn 19 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các bộ phận, phòng ban nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, phát triển của chi nhánh cũng như những thực tế phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Điện Biên Phủ nhìn chung khá đầy đủ, tất cả các phòng ban đảm nhiệm hầu hết những nghiệp vụ cần thiết.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Sacombank – Điện Biên Phủ

Đứng đầu chi nhanh là giám đốc chi nhánh, chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ tình hình hoạt động của chi nhánh và đưa ra những kiến nghị với Tổng

Giám đốc

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốcPhó Giám đốc

Phòng thẩm định

Phòng thẩm

định Phòng hỗ trợ Phòng hỗ

trợ Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kế toán

ngân quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức

hành chính

Phòng doanh nghiệp

Phòng doanh

nghiệp Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận quản

lý tín dụng tổng hợpBộ phận Bộ phận tổng hợp

Phòng cá nhân

Phòng cá

nhân gửi thanh toánBộ phận tiền Bộ phận tiền

gửi thanh toán quỹ chínhBộ phận Bộ phận quỹ chính

Bộ phận tiền gửi tiết kiệm

Bộ phận tiền gửi tiết kiệm

Bộ phận thanh toán quốc tế

Bộ phận thanh toán quốc tế

giám đốc những công việc cần thay đổi về bố trí nhân sự, điều hòa vốn… nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh Giám đốc còn có hai Phó giám đốc và các trưởng phòng để hỗ trợ công việc nội bộ hằng ngày. Ngoài ra còn có các phòng ban thuộc chi nhánh:

Phòng doanh nghiệp/cá nhân: quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị cho khách hàng. Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của Chi nhành, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng trả lãi đúng kỳ hạn.

Phòng thẩm định: có chức năng thẩm định tất cả hồ sơ tín dụng được chuyển từ phòng cá nhân và phòng doanh nghiệp trong chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh trước khi trình lên ban giám đốc.

Phòng hỗ trợ: đảm nhiệm việc huy động vốn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, quản lý và kiểm soát tín dụng, thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong đó bộ phận quản lý tín dụng đảm nhận việc thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản đảm bảo, kiểm soát lại hồ sơ tín dụng và phản hồi cho ban lãnh đạo chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định, quản lý danh mục cho vay. Theo dõi diễn biến từng món vay, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ quá hạn, gia hạn.

Phòng kế toán ngân quỹ: hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán về kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh, đầu mối thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngan hàng và đối với bên ngoài, tổng hợp kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh, quản lý chi phí điều hành.

Phòng tổ chức hành chánh: đảm nhiệm việc quản lý và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về quản trị hành chánh, văn thu, quản trị tài sản, quản trị nhân sự, và công tác lễ tân hậu cần.

Tuy nhiên, hiện tại chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn chưa có bộ phận kinh doanh ngoại hối và vàng riêng – vốn là những nghiệp vụ kinh doanh đang rất phát triển tại các ngân hàng khác.

Nói chung, cơ cấu tổ chức của Sacombank – Điện Biên Phủ theo hướng hiện đại chuyên môn hóa các bộ phận, với những phòng ban được phân chia rõ ràng,

tách bạch nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ cũng như trách nhiệm, hạn chế những sai sót trong công việc, đảm bảo hiệu quả trong khi thực hiện nghiệp vụ, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w