Phân Tích Dư Nợ Tín Dụng Theo Kỳ Hạn Nợ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.2.2.1.Phân Tích Dư Nợ Tín Dụng Theo Kỳ Hạn Nợ

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn nợ.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

Ngắn hạn 1,480,735 1,668,060 1,402,172 + 13% - -16%

Trung dài hạn 709,675 852,206 909,661 + 59% + 116%

Tổng cộng 2,190,410 2,520,266 3,243,757 + 15% + 29%

(Nguồn: Bộ phận quản lý tín dụng Sacombank – Điện Biên Phủ)

Bảng 2.2 cho ta thấy dư nợ trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối cao ở các giai đoạn 2009 – 2011, tuy nhiên tỷ lệ này co xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm 68% tổng dư nợ, đến năm 2011 thì tỷ lệ này còn 43%. Nhìn chung, việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay hạn mức, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền của doanh nghiệp, và thuận lợi hơn trong việc phát triển các rủi ro và rút vốn khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp theo mùa vụ, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kế

hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấy dư nợ tín dụng theo kỳ hạn nợ.

Nguồn: Bộ phận quản lý tín dụng Sacombank – Điện Biên Phủ

Trong khi đó, tỷ trọng nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm, năm 2009 tỷ lệ này là 32%, đến năm 2011 thì tỷ lệ này lên đến 57%, điều này thể hiện rõ ở biểu đồ 2.6. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng lên, điều này phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đang cần có nguồn vốn trung dài hạn cho việc đầu tư dài hạn để hiện đại hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết các khoản cho vay dài hạn như cho vay các dự án bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng máy móc thiết bị thường tiềm ẩn nhiều rủi ro do qui mô vốn cung cấp cho các dự án này lớn, thời gian thu hồi vốn của các khoản vay này lâu dài, khó kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 44 - 45)