5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
3.2.1.2. Hoàn thiện lại cơ cấu tồ chức quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường va
vai tro của công tác kiểm soát nội bộ
Hiện tại quy trình cho vay ở chi nhánh đã thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định và chức năng quản lý tín dụng. Chi nhánh có hẳn bộ phận quản lý tín dụng đảm nhiệm việc giám sát quá trình thực hiện quyết định phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, như trên đã đề cập việc bộ phận quản lý tín dụng kiêm
nhiệm chức năng kiểm soát và chức năng quản lý nợ sẽ làm suy giảm tính hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ tại chi nhánh. Do đó, ngân hàng nên thiết lập một tổ kiểm soát nội bộ riêng biệt trực thuộc Giám đốc chi nhánh, độc lập với bộ phận quản lý nợ. Đồng thời ban hành các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động của bộ phận kiểm soát này. Ban lãnh đạo chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng, tham mưu cho cán bộ tín dụng những hồ sơ có thể được cho vay để tăng thêm tính an toàn cho hoạt động cho vay, giảm thiểu các khoản vay quá hạn gây ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh cần xem xét một cách toàn diện tình hình tuân thủ các thủ tục cho vay, tính hợp pháp của hồ sơ vay, tình hình thu nợ, lãi… nhằm phát hiện những sai phận của từng cán bộ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh gây ra thất thoát tài sản cho ngân hàng.
Hiện nay chế độ lương của các cán bộ quản lý tín dụng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy, mặc dù bộ phận quản lý tín dụng có ý kiến độc lập trong hoạt động cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý, điều hành, hưởng các lợi ích tử hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó dễ dẫn đến nhận định không khách quan về khoản vay của chi nhánh. Do đó, lương bổng của các cán bộ quản lý tín dụng tại chi nhánh nên độc lập với kết quả kinh doanh của chi nhánh và sẽ do trụ sở quyết định và cấp phát.