Xây dựng danh mục cho vay hiệu quả

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

3.2.1.8. Xây dựng danh mục cho vay hiệu quả

Xây dựng danh mục cho vay hiệu quả nhằm chủ động trong hoạt động tín dụng cũng như trong hoạt động quản lý, kiểm soát danh mục tín dụng, đảm bảo mục tiêu chiến lược mà Ngân hàng đã đề ra. Danh mục phải đảm bảo tính đa dạng, không nên tập trung vào một ngành nghề, lĩnh vực hay một khách hàng nào đó.

Hiện nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh Điện Biên Phủ là các doanh nghiệp sản xuất gia công và chế biến (chiếm 22,25% tổng dư nợ) cũng như khách hàng thương nghiệp (26% tổng dư nợ). Các đối tượng này thường khá nhạy cảm với biến động thị trường trong và ngoài nước, theo đó chất lượng cho vay của ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi thị trường thay đổi, điều này đã được minh chứng trong thời gian qua (từ năm 2008 – nay) khi chất lượng tín dụng sụt giảm chủ yếu ở các lĩnh vực gia công chế biến do các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tiêu

thụ được hàng do các đối tác nước ngoài giảm hoặc cắt đơn hàng, làm cho các doanh nghiệp này không thể hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Trong khi đó, nền kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập, yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng là một nhu cầu cấp bách, do đó ngành xây dựng đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, dư nợ đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng vẫn có tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ năm 2010 (chiếm khoảng 6,56% tổng dư nợ. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra, dư nợ lĩnh vực này chỉ chiếm 1,81% tổng dư nợ.

Tóm lại, Sacombank nên cơ cấu lại danh mục các khoán vay theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay gia công chế biến và gia tăng dần tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Điều này có tác động tích cực trong việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng của chi nhánh, đồng thời cũng đạt được mục đích phân tán rủi ro của mình.

3.2.1.9. Lựa chọn áp dụng các công cụ phong ngừa và hạn chế rủi ro thíchhợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w