5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
2.3.4.1. Những kết quả đã đạt được
a. Chính Sách Tín Dụng
Sacombank đã đưa ra một chính sách khá chuẩn mực, đầy đủ và mang tính hướng dẫn cao. Chính sách đã thực sự thể hiện rõ khẩu vị rủi ro và định hướng chiến lược của ngân hàng: an toàn, hiệu quả, và bền vững. Chính sách này không chỉ bám sát các quy định của NHNN ở mức độ cơ bản dành chung cho tất cả các ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống Sacombank mà còn có những điểm rất tiến bộ, thậm chí chặt chẽ hơn nhiều so với các quy định của NHNN. Điển hình là giới hạn đối với 20 khách hàng có hạn mức tín dụng không quá 15% tổng dư nợ toàn ngân hàng; điều kiện tài sản đảm bảo không thuộc các tài sản không được chấp nhận như: bất động sản có hơn 5 đồng sở hửu84 toàn ngân hàng; điều kiện tài sản đảm bảo không thuộc các tài sản không được chấp nhận như: bất động sản có hơn 5 đồng sở hữu; nhà ở đất ở trong hẻm hẹp < 1m hoặc hẹp từ 1m – 1,5m và cách mặt tiền đường > 100m sẽ không được chấp nhận…
Chính sách còn giới hạn thêm các mục đích không được chấp thuận đảm bảo an toàn cho ngân hàng như: mua đi bán lại bất động sản; góp vốn nhưng không tham gia quản lý (trừ trường hợp mua cổ phần); các hoạt động làm ảnh hưởng xấu
đến uy tín của ngân hàng hoặc xã hội; hoặc các hoạt động gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường như không thực hiện những biện pháp theo qui định của pháp luật nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
b. Quy Trình Cho Vay
Quy trình đã thực hiện phân tích chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, chức năng quản lý tín dụng (bao gồm quản lý nợ, giải ngân) tạo tính khách quan và hạn chế tiêu cực trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua việc chấm điểm xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khá năng tăng trưởng của khách hàng trong tương lai,…) sẽ do bộ phận thẩm định thực hiện. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận thẩm định tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện cam kết của khách hàng. Bộ phận quản lý tín dụng thực hiện giám sát chính quá trình thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, các điều kiện giải ngân… Sự phân chia quyền hạn thể hiện được ý kiến của toàn bộ những người có liên quan trong hoạt động cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay luôn được thực hiện đúng và quyết định cho vay là quyết định của cả một tập thể. Có thể thấy quá trình đánh giá, quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, vì vậy mà giảm thiểu được rủi ro tín dụng đối với chi nhánh, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.
Các bước trong quy trình tín dụng tương đối chặt chẽ, hợp lý, bước này làm tiền đề và cơ sở để thực hiện bước tiếp theo, tạo nên một kết cấu đồng bộ. Các cán bộ tham gia tron quy trình có thể kiểm tra lẫn nhau, giúp nhau kiểm soát hiệu quả công việc và giúp phát hiện nhanh chóng dấu hiệu khoản vay có vấn đề ở khâu nào để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đúng nơi phát sinh rủi ro. Nhà quản trị từ đó có thể đánh giá được năng lực của từng cán bộ, tạo sự thuận lợi trong quản lý và truy cứu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng.
Việc chuyên môn hóa các chức năng như trên sẽ giúp cho các nhân viên có điều kiện trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên sâu vào lĩnh vực của mình hơn. Đặc biệt là khâu thu thập thông tin, thẩm định giá tài sản đảm bảo.
c. Hệ Thống Công Nghệ Thông Tin
Nhận thức được vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng, Sacombank đã đầu tư hệ thống Corebanking-T24 phiên bản R8 dưới sự tư vấn của chuyên gia công ty Tài chính quốc tế với kinh phí hơn 4 triệu đô la Mỹ. Triển khai hệ thống Corebanking-T24 cho phép Sacombank đáp ứng được các yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý và là tiền đề cho việc ứng dụng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. Cơ chế phân quyền truy cập là một thể thức kiểm soát khá hữu hiệu của ngân hàng đối với việc tiếp cận thông tin của các đối tượng cán bộ nhân viên ở các các cấp bậc khác nhau. Hơn nữa, việc sửa đổi thông tin, dữ liệu trên hệ thống phải được tuân theo một quy trình kiểm soát chặt chẽ.
d. Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ
Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân đã được Ngân hàng xây dựng nhằm hỗ trợ việc đánh giá khách hàng, thẩm định tín dụng, tính toán mức thiệt hại dự kiến trên nguyên tắc độc lập khách quan. Các số liệu đều được nhân viên thẩm định hiệu chỉnh lại sau khi xác minh thực tế không hoàn toàn dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp. Công tác xếp hạng nội bộ tuy được tự động hóa bằng phần mềm tự động, nhưng độ chính xác của nó phụ thuộc rất lớn vào việc nhập liệu của nhân viên tín dụng. Để khắc phục tình trạng đó, Sacombank đã thiết lập phần mềm lưu vết, hệ thống nhận dạng người sử dụng với mật mã đã đăng ký. Việc lưu vết khi nhập liệu là một hình thức kiểm soát tốt của ngân hàng, phục phụ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát sau này.
Một ưu điểm khác của hệ thống đó chính là tính độc lập giữa bộ phận xếp hạng và phụ trách khoản vay. Hiện nay, tại hầu hết các ngân hàng thương mại khác (như ACB, SCB, Techcombank, Eximbank…) cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay cũng chính là người trực tiếp đánh giá cho điểm xếp hạng đối với khách hàng. Do đó, sẽ
không thể tránh khỏi những ý kiến chủ quan trong quá trình chấm điểm nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. Riêng tại Sacombank, công tác xếp hạng tín dụng sẽ do cán bộ phòng thẩm định đảm trách, và do đó sẽ hạn chế được những rủi ro đạo đức phát sinh.
e. Quản Lý Danh Mục Cho Vay
Danh mục cho vay của ngân hàng được đa dạng hóa theo các tiêu chí như: mục đích vay, loại hình khách hàng, ngành hàng, loại tiền vay, loại kỳ hạn vay, và được giới hạn cơ cấu tỷ lệ cho vay đối với từng khoản mục. Cụ thể, mỗi ngành nghề trong danh mục không được vượt quá 25% tổng dư nợ toàn ngân hàng trong từng thời kì.
Hiện nay, các ngành nghề được ngân hàng đặc biệt quan tâm trong danh mục cho vay của mình bao gồm: sắt thép, nhựa, giấy, dệt may, phân bón, xăng dầu, giày dép, bất động sản, kinh doanh vàng… Sự biến động thường xuyên về giá trị thị trường của các ngành nghề này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng đã có hẳn một bộ phận phân tích và xử lý thông tin thị trường khá bài bản, đưa ra các bản tin xuống các chi nhánh, phòng giao dịch đầu mỗi tuần để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý danh mục cũng như các hoạt động quản lý khác. Thông tin nguồn chủ yếu được mua từ các hãng thông tấn của các Bộ ngành hoặc Hiệp hội ngành nghề liên quan như: thông tin ngành dệt may mua từ Bộ công thương, thông tin ngành sắt thép mua từ Hiệp hội sắt thép Việt Nam,… Do đó, thông tin rất đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên.
f. Những Vấn Đề Về Mặt Nhân Sự
Mỗi vị trí, bộ phận đều được quy định những công việc, trách nhiệm và mục tiêu rất rõ ràng cụ thể. Thông thường trưởng bộ phận sẽ lên kế hoạch và gửi bảng phân công công việc đến từng vị trí. Việc đánh giá tiến độ thực hiện và hiệu quả công việc cũng theo đó mà tiến hành.
Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân sự và có chính sách lương thưởng, đãi ngộ khá hậu hĩnh. Ngân hàng cũng thường xuyên tiến hành khảo sát nguyện vọng của nhân viên để kịp thời điều chỉnh chính sách nhân sự cho phù hợp với tình hình mới.
g. Những Vấn Đề Khác
Hiện đại, Sacombank đã bước đầu áp dụng công cụ bảo hiểm tín dụng cho sản phẩm Bảo Tín tiêu dùng, có hiệu lực thi hành từ 14/04/2009. Đây là sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng, đối tượng khách hàng được vay là các cán bộ công nhân viên chức từ 20 đến 60 tuổi, có lương tối thiểu là 10 triệu đồng/tháng. Để hạn chế thấp nhất rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra, bên cạnh việc ban hành các điều kiện cho vay chặt chẽ, Sacombank đã ký hợp đồng liên kết với công ty bảo hiểm nhân thọ Prévoir. Theo đó, trong trường hợp khách hàng tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, Prévoir sẽ thay mặt khách hàng chi trả khoản dư nợ vay còn lại cho Sacombank.