5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
3.3.2.2 Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp
Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, hiện có số dư nợ vay vốn ngân hàng sau doanh nghiệp nhà nước; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập.
Chính phủ phải xem xét kĩ khi cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cườnng việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép hoạt động.
Cần phải tăng cường năng lực tài chính để nâng cao số vốn tự có của các doanh nghiệp quốc doanh, tránh tình trạng vốn của ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, đề tài đã tập trung nghiên cứu những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Điện Biên Phủ. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về rủi ro tín dụng, cùng với sự tham khảo các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đang triển khai tại Việt Nam, cộng với thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank – Điện Biên Phủ, đề tài đã đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Tuy hiện nay thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn đang tiến triển tốt và vẫn chưa có vấn đề gì phát sinh gây trở ngại song các giải pháp để quản trị, hạn chế rủi ro tín dụng là không bao giờ thừa. Chính vì vậy, việc thực hiện các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng cũng rất cần thiết đối với chi nhánh nói riêng và trong toàn hệ thống Sacombank nói chung.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong kinh doanh ngân hàng, việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Trong nỗ lực thu được lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, có ý nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế mức tối đa những tổn thất có thể có. Đặc biệt điều này càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại càng cần phải nỗ lực đáp ứng mọi nh cầu của nền kinh tế, đồng thời tận dụng được mọi cơ hội, đương đầu với mọi thách thức trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.
Qua nghiên cứu về thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank – Điện Biên Phủ, ta thấy ban lãnh đạo ngân hàng đã có sự quan tâm thích đáng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, thể hiện rõ qua những kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua. Điều này đã tại đà cho Sacombank – Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Từ đó đòi hỏi Sacombank – Điện Biên Phủ cần phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, an toàn về cả huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính… Và điều này quan trọng hơn hết là công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng cần được quan tâm nhiều hơn nữa để Sacombank – Điện Biên Phủ có thể tồn tại, phát triển bền vững.
Cuối cùng, rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro tiềm năng có thể gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam cùng với xu thế hội nhập đã tạo ra sự chủ động trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, đồng thời làm cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ rủi ro tín dụng. Vì vậy, việc quan tâm đến rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề thiết yếu đối với các Ngân hàng thương mại hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quang Thông, (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài Chính.
2. Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Nguyễn Đăng Dờn, (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông.
4. Hồ Diệu và các cộng sự, (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 5. Lê Văn Hùng, (2007), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng – nhìn từ góc
độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng, số 16.
6. Ngân hàng Nhà nước, (2005), Quyết định 493 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 7. Ngân hàng Nhà nước, (2005), Quyết định 18 về sửa đổi bổ sung một số điều
của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/HĐ-NHNN.
8. Ngân hàng Nhà nước, (2005), Quyết định 457: Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
9. Ngân hàng Nhà nước, (2001), Quyết định 1627: Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.
10. Và một số website:
http://www.sacombank.com.vn http://www.eximbank.com.vn http://vneconomy.vn http://www.vinacorp.vn http://atpvietnam.com http://ebank.vnexpress.net