Nguyên Nhân Từ Phía Khách Hàng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.3.3.1. Nguyên Nhân Từ Phía Khách Hàng

Thứ nhất: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đúch như dùng vốn vay kinh doanh thông thường đầu tư bất động sản, chứng khoán; dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư trung dài hạn. Các trường hợp có thể dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích là:

Ngân hàng áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay.

Khách hàng được cung cấp số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự. Hoặc khách hàng có nhiều đơn vị kinh doanh phụ thuộc ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn Sacombank – Điện Biên Phủ

Thời hạn cho vay (Nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa đến hạn trả nợ ngân hàng.

Thứ hai: Khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Các trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này tại chi nhánh là:

Khách hàng được giải ngân tiền mặt, sau đó họ ứng vốn cho các đại lý thu mua của mình nhưng họ không kiểm soát được chất lượng các đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát tài sản.

Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu, để nợ tập trung vào một vài đối tác. Hoặc khi khách hàng gặp khó khăn, ban đầu các chủ đầu tư khác góp vốn bằng tài sản, sai đó tìm cách rút vốn bằng tiền mặt.

Thứ ba: khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm. Các trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này là:

Khách hàng đầu tư sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử với thời hạn dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời hạn cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế dưới 5 năm.

Khách hàng đầu tư sản xuất vật tư mới (chưa có chứng nhậ kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có…).

Hoặc do các yếu tố thị trường tác động: thị trường thay đổi bất ngờ, doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hóa, sự giảm của thị trường đối với sản phẩm của khách hàng.

Thứ tư: khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch. Các trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này là:

Khách hàng không đủ khả năng về vốn tự có (thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn thu nhập trong tương lai…)

Khách hàng triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán khả thi của dự án đầu tư.

Thứ năm: do mất ổn định trong hoạt động công ty hoặc đời sống gia đình, do thành viên công ty hoặc thành viên gia đình chia rẽ sau khi vay vốn làm món nợ vay trở nên vượt quá mức thanh toán của các thành viên còn lại của công ty, gia đính. Trường hợp này xuất hiện trong các món vay với khách hàng của công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc những cá nhân mà sau khi vay thành viên công ty hoặc gia đình rút vốn ra khỏi công ty, ly hôn, tử vong…

Thứ sáu: khách hàng lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để thế chấp, hoặc họ cố tình làm sai lệch số liệu trên báo cáo tài chính, thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn).

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w