Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank – Điện Biên Phủ

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng Huy động Tỷ trọng2009 2010 2011

Bằng VND 1,884,209 80% 2,198,351 77% 2,920,599 74%

Bằng USD 98,016 4% 128,837 5% 329,149 8%

Khác 365,682 16% 514,750 18% 676,380 17%

Tổng cộng 2,347,907 100% 2,841,938 100% 3,926,128 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2009 – 2011, Sacombank – Điện Biên Phủ)

Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng. Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, qua đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động, chi nhánh Hưng Đạo không ngừng đa dạng hóa các hình thức

huy động vốn, từ dân cư, các tổ chức kinh tế và tín dụng khác, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ… Chính vì thế nguồn huy động của chi nhánh không ngừng được tăng cao qua các năm. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.1, năm 2010, tổng nguồn huy động khoảng 2,841,938 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2009. Năm 2011, tổng nguồn huy động lên đến khoảng 3,926,128 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2010.

Nguồn: Báo các tài chính 2009 – 2011, Sacombank – Điện Biên Phủ

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo loại tiền

Nguồn: Báo các tài chính 2009 – 2011, Sacombank – Điện Biên Phủ

Bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu ở chi nhánh là nguồn vốn huy động bằng VNĐ. Trong tổng nguồn huy động năm 2009, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng 80% trong khi ở nă 2010 tỷ lệ này là 77% và năm 2011 tỷ lệ này vào khoảng 74%. Đồng thời nguồn vốn huy động bằng USD ngày càng

tăng cao, nếu như nguồn vốn huy động bằng USD năm 2010 là 128,837 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5% thì đến năm 2011 tỷ lệ này là 8%, đạt mức tăng trưởng 155% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, dù nguồn vốn huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh, nhưng chi nhánh đã bắt đầu quan tâm hơn đến hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ, nhất là bằng USD. Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh khá hiệu quả, nhất là hoạt động huy động vốn bằng USD. Mức tăn trưởng khá ấn tượng của nguồn vốn huy động được thể hiện qua biểu đồ 2.4 và 2.5.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w