Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ

Thứ nhất, thành lập tổ thẩm định thị trường, trong những năm gần đây, các Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động từ các thay đổi trong chính sách vĩ mô của chính phủ trong nước cũng như ngoài nước. Các ngân hàng Việt Nam vẫn phản ứng rất bị động trước những thông tin biến động của thị trường, chỉ khi sự việc xảy ra rồi mới tìm giải pháp đối phó. Việc dự đoán trước những thông tin biến động của thị trường cũng như chính sách vĩ mô của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Vì thế, ngân hàng cần xây dựng một bộ phận riêng chuyên đánh giá về những diễn biến của tình hình thị trường, của các ngành nghề trong nước về diễn biến của môi trường quốc tế để có thể đưa ra kịp thời những đề nghị đối với hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đề ra những rủi ro mà hoạt động tín dụng có thể gặp phải trước những thay đổi điều kiện thị trường từ đó đưa ra những giải pháp để hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định. Ví dụ khi chính phủ và hiệp hội những nhà xuất khẩu đưa ra những quy định về chế độ kiểm tra chất lượng của cá tra và cá basa trước khi xuất khẩu thì bộ phận này sẽ có trách nhiệm theo dõi và đưa ra các văn bản kịp thời đối với các chi nhánh đang có tỷ trọng tài trợ lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cá basa và cá tra. Qua đó có thể giúp cho các cán bộ nâng cao hiệu quả thẩm định của mình khi tiến hành tài trợ cho doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp không đảm bảo được những yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo quy định thì sẽ không thể xuất khẩu được, từ đó không có nguồn thu nợ trả nợ cho ngân hàng. Hiểu được tình hình như thế, cán bộ tín dụng sẽ phải yêu cầu doanh

nghiệp cung ứng cấp giấy chứng nhận đảm bao tiêu chuẩn xuất khẩu để chắc chắn rằng doanh nghiệp xuất khẩu được, và có nguồn thu trong tương lai.

Việc triển khai một tổ thẩm định thị trường như vậy sẽ giúp ích Ngân hàng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của mình, vừa đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ không bị sụt giảm trước những biến động của thị trường và của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

Thứ hai, ngân hàng cần thành lập kho dữ liệu thông tin tín dụng khách hàng. Để có nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân tích, xếp hạng tín dụng, ngân hàng nên thành lập riêng cho mình kho thông tin dữ liệu khách hàng. Kho thông tin này sẽ lưu lại tất cả những thông tin của khách hàng, tình hình tài chính, mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, và những thông tin của những người có liên quan tới khách hàng. Việc làm này đã được các ngân hàng nước ngoài làm từ rất sớm, chẳng hạn như ngân hàng HSBC, nhân viên của HSB tại Việt Nam có thể biết được thông tin khách hàng, mối quan hệ của khách hàng chỉ bằng một click chuộc tra cứu vào mạng toàn cầu của HSBC.

Việc lưu trữ thông tin khách hàng không dừng lại đối với khách hàng có quan hệ với ngân hàng mà mở rộng đối với những khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng muốn nhắm đến. Thông tin được lưu trữ sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác thẩm định của cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định có thể biết được những thông tin mà kho dữ liệu khách hàng đã được thu thập thời gian dài, từ đó góp phần hạn chế những rủi ro tín dụng xảy ra với ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng cần đa dạng hóa nguồn thông tin. Cụ thể cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ các kênh như:

Thông tin từ bạn hàng, nhà cung cấp của khách hàng. Đây là kênh thông tin giúp ngân hàng xác định đượ uy tín của khách hàng trong việc thanh toán nợ với người bán và uy tín của khách hàng trong kinh doanh.

Thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Cán bộ tín dụng cũng nên tiếp xúc với những doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cạnh tranh với khách

hàng, để có được những thông tin về khách hàng vay vốn qua những lời nhận xét của đối thủ cạnh về khách hàng.

Ngoài ra còn phải tận dụng những kênh thông tin từ phương diện thông tin đại chúng. Và hiện nay đã có một số công ty định mức tín nhiệm ra đời như: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC), công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) - được tách ra từ công ty Giải pháp Việt Nam năm 2004 và trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRV).

Thông tin từ các cơ quan chức năng như công ty tư vấn, tòa án, cơ quan thuế hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp… nhằm xác định về tính pháp lý, thị trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w