Những mặt con hạn chế

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 59 - 62)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.3.4.1. Những mặt con hạn chế

a. Chính Sách Tín Dụng

Chính sách chưa đề cập đến các hạn chế trong việc cho vay các chủ thể có liên quan như: bố mẹ, vợ chồng, con cháu của Giám Đốc, Phó giám đốc chi nhánh mặc dù chính sách có quy định đối với Giám đốc hoặc Phó giám đốc toàn ngân hàng. Việc đưa ra những hướng dẫn cốt lõi mà thiếu sót những vấn đề này sẽ gây ra khó khăn cho các cán bộ khi thực hiện cũng như khó đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Một số quy định còn mang tính lý thuyết và hình thức, thiếu tính khả thi và hiệu lực vì chưa có sự đồng bộ trong việc thực hiện các hoạt động khác. Điển hình là hoạt động xếp hạng tín dụng. Kết quả xếp hạng hầu như chỉ dừng lại ở vai trò là tài liệu tham khảo cho ngân hàng xem xét ra quyết định cấp tín dụng, để phòng ngừa các trường hợp hạng tín dụng của khách hàng quá thấp gây rủi ro cho ngân hàng mà hầu như chưa được sử dụng làm cơ sở để xác định lãi suất cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tương tự, việc đánh giá tín dụng mặc dù có xem xét đến yếu tố rủi ro của khách hàng nhưng hầu như cũng chỉ là chủ quan và định tính. Do đó, về mặt cơ bản thì các quy định về xếp hạng tín dụng và định giá cho vay rất hoàn hảo nhưng có lẽ phải cần thêm một thời gian nhất định nữa thì việc thực hiện mới theo kịp được chính sách đã đề ra.

Trong nội dung xếp hạng tín dụng khách hàng, phần định tính tuy đã được đưa vào đánh giá nhưng vẫn còn rất sơ sài, phần phân tích môi trường bên ngoài hầu như rất ít. Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng của Sacombank hiện nay vẫn chưa có liên hệ với cách tính lãi suất cho những khoản vay khác nhau với những rủi ro tương ứng, và hệ thống cũng chưa phân loại theo từng sản phẩm đặc thù mà chỉ lựa chọn những sản phẩm tín dụng chủ lực để xây dựng mô hình chấm điểm (ví dụ như là cho vay đầu tư dự án, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng,…)

c. Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

Việc phân loại nợ trong danh mục theo ngành nghề còn khá nhiều bất cập. Chi nhánh không thể biết được các doanh nghiệp sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực nào cũng như không biết doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Nếu chi nhánh phân loại theo ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng sẽ không có ý nghĩa cho việc quản lý. Về mặt nghiệp vụ, hoạt động quản trị danh mục cho vay của chi nhánh hiện nay vẫn còn rất đơn giản. Ngân hàng hoàn toàn chưa áp dụng một công cụ kỹ thuật cao nào để quản lý danh mục cho vay. Việc đưa ra danh mục cho vay chỉ đơn thuần là lựa vào danh mục cho vay của những năm trước để điều chỉnh cho phù hợp với năm tiếp theo, trên cơ sở kinh nghiệm là chủ yếu. Việc điều chỉnh, tái cơ cấu danh mục cho vay vẫn còn thụ động và không thường xuyên.

d. Những Vấn Đề Về Mặt Nhân Sự

Việc tuyển nhân sự cho bộ phận quản lý rủi ro vẫn chưa được chú trọng, đa phần nhân sự được điều từ những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các phòng ban tín dụng. Tuy đây là những người có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhưng không phải ai cũng có kỹ năng quản trị rủi ro.

Đánh giá nhân viên tín dụng dựa trên dư nợ tín dụng là chưa hiệu quả. Làm như vậy, nhân viên tín dụng vì muốn tăng dư nợ tín dụng sẽ chấp thuận cho vay những khách hàng không đủ tiêu chuẩn cho vay. Do đó, nhân viên tín dụng sẽ chú trọng vào tài sản đảm bảo mà không chú trọng vào những nguồn trả nợ khác.

Ngoài ra, chính sách khen thưởng chưa thực sự động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Các nhân viên được hưởng chế độ thường như nhau

dựa trên thành tích của cả chi nhánh trong kỳ mà không có sự phân biệt hay ưu đãi đặc biệt nào dành cho các nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những thành tích xuất sắc. Điều này dễ gây tâm lý chán nản, bất mãn ở những nhân viên giỏi, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

e. Những Nhạn Chế Khác

Tuy Sacombank – Điện Biên Phủ có những quy định cụ thể về số lượng các giấy tờ, thông tin cần phải thu thập nhưng chất lượng và số lượng thông tin thu thập được còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực cá nhân cũng như trình độ của mỗi nhân viên tín dụng, nhất là những thông tin mang tính chất dự báo. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Thông tin mà nhân viên tín dụng thu thập từ khách hàng vẫn bằng phương pháp thủ công, chưa có phần mềm hỗ trợ công tác thu thập và lưu giữ hồ sơ khách hàng.

Ngoài ra, mặc dỳ các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro như công cụ bảo hiểm tín dụng có những đóng góp khá tích cực trong công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, nhưng hiện nay công cụ được áp dụng rất hạn chế tại chi nhánh. Bởi ở Việt Nam hiện nay, khái niệm này dường như còn khá mới mẻ, chưa có môi trường thuận lợi để công cụ này được áp dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của đề tài đã phân tích, đánh giá nêu bật thực trạng tín dụng, chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Điện Biên Phủ. Trong đó phân tích làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng cùng những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tại Sacombank – Điện Biên Phủ. Đây cũng chính là những cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tìn – chi nhánh Điện Biên Phủ.

Chương III:

GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Với kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, mục tiêu của chương 3 hướng đến các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank – chi nhánh Điện Biên Phủ. Các giải pháp này này tất nhiên không nằm ngoài định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của Sacombank nói chung và Sacombank – Điện Biên Phủ nói riêng.

Trước hết xin giới thiệu sơ lược chiến lược phát triển của Sacombank và Sacombank – Điện Biên Phủ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với định hướng phát triển đó.

3.1. Định Hướng Phát Triển Của Sacombank Và Sacombank - Điện Biên Phủ Năm 2012

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w