Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

1.2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

a. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Nguyên nhân từ phía khách hàng xuất phát từ năng lực vận hành nội tại của mình, bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:

Hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém: các chốt kiểm soát quan trọng không được thiết kế đầy đủ, thểu kiểm tra giám sát, nhân sự nội bộ thiếu năng lực chuyên môn, không có kỹ luật và đạo đức nghề nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh thấp trên thị trường: quan hệ với các nhà cung ứng lỏng lẻo, năng lực quả trị marketing và sản xuất yếu kém, không chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, thiếu hiểu biết về khách hàng mục tiêu.

Năng lực quản lý điều hành yếu kém: khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào dám mạnh dạng đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩnn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với khả năng quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Thiếu đạo đức trong mối quan hệ với ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích: cố tình cung cấp các thông tin sai lệch, có ý trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng; thay

đổi mục đích sử dụng vốn vay, thực hiện các phương án kinh doanh rủi ro cao hơn; cấu kết với nhân viên tín dụng trong việc vay vốn ngân hàng.

Tính tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết các khách hàng vay vốn. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các khách hàng cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Hê thống kiểm soát nội bộ yếu kém, không tách biệt các chức năng chủ yếu như chức năng bán hàng, chức năng thẩm định và chức năng phê chuẩn, thiếu các chốt kiểm soát quan trọng.

Hoạt động giám sát kiểm tra không được thực hiện đầy đủ, thụ động trong công tác giám sát.

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Đây là những yếu tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu cán bộ ngân hàng còn hạn chế về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng và đặc biệt là thiếu am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hoặc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay, thiếu đạo đức nghề nghiệp; cấu kết với khách hàng sẽ tạo ra những khoản vay kém chất lượng và có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Qui trình tín dụng: có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và cả giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, qui trình tín dụng sẽ quy định rõ ràng từng khâu công việc và trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan. Cụ thể, ngân

hàng có thể sẽ gánh chịu nhiều rủi ro khi quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và không phù hợp, hoặc công tác thẩm định không phát huy tác dụng, thôn tin cần thực hiện trong các bước không được quy định đầy đủ và đúng đắn; mối quan hệ giữa các bước không được nhận thức đầy đủ đôi khi đốt cháy giai đoạn; hồ sơ khách hàng khi thiết lập chỉ dừng lại ở việc tuân thủ quy định mà không nhận thức những yêu cầu cần thiết khác; chất lượng thông tin chưa đáp ứng yêu cầu thẩm định, hợp đồng tín dụng lập rập khuôn mẫu đôi lúc không đề cập được những đặc thù riêng của từng khoản vay, công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi vay mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng vốn vay của khách hàng mà chưa chú trọng yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện vay vốn được duy trì trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng.

Chính sách tín dụng: kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý… có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân điều hành. Vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể, ngân hàng có thể sẽ gánh chịu nhiều rủi ro khi chạy theo chỉ tiêu, lợi nhuận, thị phần…, cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, chỉ tập trung nguồn vốn vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nhất định. Hoặc ngân hàng quá coi trọng tài sản thế chấp khi cho vay, hoặc không quan tâm đến tính thanh lý của tài sản thế chấp, hoặc tính hợp lý, hợp pháp của các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đảm bảo cho khoản vay.

c. Nhóm nguyên nhân khách quan

Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng không xuất phát từ cán bộ cho vay ý thức trả nợ của khách hàng mà do môi trường bên ngoài tác động vào. Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay. Bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sanh nền kinh tế thị trường. Vì vậy phải tuân thủ, chấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến động lên, xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời là: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, và chính sách đầu tư phát triển.

Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn dến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cho vay gặp rủi ro.

Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là nhân tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai dịch họa xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu… Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng thương cho vay phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên được coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế.

Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây ra khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Tất cả những nguyên nhân khách quan trên nếu không được dự báo, và có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều kiện kinh doanh của ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w