Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 71 - 72)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

3.2.1.7. Nâng cao chất lượng thẩm định

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại, việc đẩy mạnh tiếp thụ cố lôi kéo khách hàng đôi khi đã làm cho việc thẩm định đánh giá khách hàng tại Sacombank thiếu độ chính xác dẫn đến mức độ an toàn của khoản

vay không được phản ánh đúng. Do vậy, để góp phần hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, công tác thẩm định cần chú ý các yếu tố:

Chú trọng đánh giá chính xác các yếu tố liên quan đến tính pháp lý như hồ sơ pháp lý của khách hàng, của khoản vay phải đầy đủ, hợp pháp. Đại diện khách hàng vay vốn phải phù hợp với điều lệ công ty. Chú trọng đến tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án, dự án món vay, cán bộ tín dụng cần xem xét các vấn đề như trình độ, kinh nghiệm, khả năng quản trị, nguồn nhân lực của khách hàng; thẩm định các yếu tố về công nghệ, trang thiết bị máy móc của công ty; tính toán thẩm định yếu tố về sản lượng, doanh thu, xem xét các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án; xem xét dự án có ảnh hưởng gì đến các yếu tố mang tính xã hội như ô nhiễm môi trường, nước thải gây ô nhiễm…; tiên liệu các trường hợp có thể xảy ra trên cơ sở thay đổi các yếu tố của dự án.

Cán bộ thẩm định cần lưu ý rằng tài sản đảm bảo là cơ sở an toàn khi cấp vốn nhưng không phải là căn cứ duy nhất khi quyết định cho vay; nguồi trả nợ chính của khách hàng là lợi nhuận từ phương án sản xuất hoặc dự án của họ. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần quan tâm, chú trọng hơn đánh giá các nguồn lợi nhuận ròng, khấu hao, thanh lý tài sản…

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – SACOMBANK CHI NHÁNH điện BIÊN PHỦ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w