Tiền lƣơng ở Trung Quốc khá cao so với tiền lƣơng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 49 - 51)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.2.Tiền lƣơng ở Trung Quốc khá cao so với tiền lƣơng ở Việt Nam

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng của dân cư chênh lệch nhau khá nhiều, nên mức lương tối thiểu của Trung Quốc được xác định theo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu tự trị. Do đó, mức lương tối thiểu khác nhau và mức độ khác nhau cũng khá lớn.

Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp trong và ngoài nước Trung Quốc đang chuẩn bị đối mặt với làn sóng tăng lương trong những năm tới sau khi có nhiều cuộc đình công đòi tăng lương ở các công ty của Trung Quốc trong những năm gần đây. Những cuộc đình công này diễn ra trong nhiều công ty ở Trung Quốc. Năm 2010, 20 tỉnh thành phố của Trung Quốc đồng loạt tăng lương tối thiểu cho người lao động, từ 13,1 % đến 28,9 %. Sau khi điều chỉnh lương từ ngày 1 tháng 7 năm 2010, thành phố có mức lương tối thiểu thấp nhất là 710 NDT/tháng (tương ứng với gần 2 triệu đồng) và thành phố có mức lương tối thiểu trung bình là 1.120 NDT/tháng (khoảng gần 3,1 triệu đồng). Đồng thời, lương của nhân viên làm việc bán thời gian theo giờ sẽ tăng lên 9,8 NDT/giờ (khoảng 27.000 đồng). Trong khi đó, Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thêm 28 % năm 2010, thì mức lương ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cũng chỉ là 1.340.000 đồng/tháng và mức thấp nhất là 1.000.000 đồng/tháng. Như vậy, chúng ta có thể thấy mức lương trung bình trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp của Trung Quốc. Hơn nữa, mức lương trung bình ở Việt Nam còn thấp hơn so với Thái Lan, Trung Quốc và Philipines. Do đó, thu nhập của công nhân Việt Nam chỉ bằng 1/3 thu nhập của công nhân Trung Quốc và bằng 1/2 thu nhập của công nhân Thái Lan. Đây là lí do mà nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

51

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân của công nhân ở một số nƣớc năm 2009 TT Quốc gia Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng

1 Trung Quốc 412 USD

2 Thái Lan 245,5 USD

3 Philiphines 169,8 USD

4 Việt Nam 136 USD

5 Indonesia 128,9 USD

Nguồn: Thống kê của Công ty Tài chính J. Morgan

Xét theo tốc độ điều chỉnh lương, thì số lần điều chỉnh lương tối thiều ở Trung Quốc cũng nhiều hơn so với Việt Nam. Từ 1993 đến 2004, tổng số lần điều chỉnh lương tối thiểu ở các địa phương của Trung Quốc là 117 lần; từ tháng 3 năm 2004 đến cuối năm 2006, các địa phương ở Trung Quốc đã điều chỉnh lương tối thiểu 60 lần vì lí do kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng nhanh nên số lần điều chỉnh lương cũng tăng nhanh. Đồng thời, để cải thiện đời sống của người lao động, Trung Quốc đã đề ra quy định yêu cầu các công ty phải nâng mức lương tối thiểu ít nhất 2 năm 1 lần từ năm 1993. Trong khi đó, Việt Nam bắt đầu đưa ra đề án điều chỉnh lương tối thiểu từ 2003. Theo dự án này, mỗi năm điều chỉnh lương một lần. Từ 2003 đến nay, Việt Nam đã điều chỉnh lương 7 lần.

Xét theo tỷ lệ % tăng lương, tỷ lệ tăng bình quân của Trung Quốc cũng cao hơn so với tỷ lệ tăng bình quân của Việt Nam. Ví dụ, năm 2006, mức lương tối thiểu ở Trung Quốc tăng bình quân là 30 %, địa phương tăng cao nhất là 64 %; năm 2010, đã có 9 tỉnh, thành phố tăng lương tối thiểu trung bình lên 30 %. Trong khi đó, tỷ lệ tăng cao nhất là 38 % vào năm 2003 và 28 % năm 2010.

Như trên, chúng ta thấy rõ là giá lao động ở Trung Quốc đắt hơn nhiều so với giá lao động ở Việt Nam. Do đó, các công ty của Trung Quốc cũng như các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc phải cân nhắc việc chuyển các nhà máy sang các nước láng giềng của Trung Quốc, nơi có giá lao động hợp lí hơn nhiều.

52

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 49 - 51)