Thực hiện tốt công tác quy hoạch thu hút đầu tư của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 93)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.1.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch thu hút đầu tư của Trung Quốc

Các nhà đầu tư của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các ngành nghề có lợi nhuận cao như: khai thác nguyên, nhiên liệu; và địa bàn có cơ sở hạ tầng phát triển tốt hoặc một số khu vực biên giới giáp với Trung Quốc. Nếu nước ta không có chiến lược định hướng thu hút đầu tư tốt, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển mất cân đối và tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy, việc định hướng đầu tư của Trung Quốc nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung vào các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là điều rất cần thiết. Cụ thể:

Thứ nhất, cần rà soát, đánh giá đúng tiềm năng và nhu cầu thị trường của từng ngành, lĩnh vực cụ thể, xây dựng được danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong từng ngành, lĩnh vực. Công khai, minh bạch quy hoạch các dự án đầu tư cho các địa phương, các ngành, các nhà đầu tư. Trong các dự án vào các ngành cần xác định rõ công suất, tiến độ, yêu cầu trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, vv.

Thứ hai, đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ta, thu hẹp dần những ngành nghề, sản phẩm hạn chế hoặc cấm đầu tư, đảm bảo tính bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế. Đặc biệt, công khai minh bạch những yêu cầu đầu tư, những ưu đãi đầu tư, ...

Thứ ba, có chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào ngành nông nghiệp của Việt Nam, vào chế biến một số loại nông sản phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như: vải, nhãn, vv. đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các

95

dự án ứng dụng khoa học – công nghệ sinh học để sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện tự nhiên của các vùng, miền của nước ta vì Trung Quốc là nước có công nghệ sinh học khá phát triển. Đối với công nghiệp, cần chú trọng định hướng đầu tư của Trung Quốc vào ngành sản xuất hàng xuất khẩu, vào ngành có trình độ công nghệ cao, ngành sử dụng nhiều lao động của Việt Nam... Đối với lĩnh vực dịch vụ, chú trọng khai thác du lịch vốn là tiềm năng của nhiều địa phương của Việt Nam, nâng cao trình độ của ngành ngân hàng, tư vấn pháp lí, vận tải hàng không và vận tải biển, vv. Đây là những ngành có tiềm năng lớn, nhưng còn lạc hậu hơn so với Trung Quốc rất nhiều, nên cần thu hút được đầu tư nhiều hơn nữa.

Thứ tư, hiện nay FDI của Trung Quốc mới chỉ tập trung chủ yếu ở một số địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, vv. là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất định cả về kết cầu hạ tầng lẫn thị trường lao động. Do đó, ngoài việc tiếp tục thu hút FDI của Trung Quốc vào những địa phương này, cần phải thực hiện tốt chính sách ưu đãi FDI của Trung Quốc vào những địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng cơ sở hạ tầng còn kém và những địa phương ở vùng sâu và vùng xa. Đồng thời, phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương trong việc thu hút FDI nói chung, không vi phạm quy hoạch tổng thể và không thu hút đầu tư tràn lan, gây nên tình trạng lãng phí, chồng chéo. Đây là điểm còn yếu trong quản lí thu hút đầu tư của nước ta trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương “phá rào” quy định ưu đãi đầu tư vượt quá thẩm quyền mà buộc Chính phủ phải can thiệp.

Thứ năm, trình độ công nghệ của Trung Quốc hiện nay còn lạc hậu so với các nước khác trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, chúng ta có thể sử dụng mô hình hợp tác ba bên trong việc thu hút đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Trong mô hình hợp tác này, chúng ta có thể sử dụng vốn của Trung Quốc, công nghệ của Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc, thực hiện đầu tư tại Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước ASEAN khác, các nước EU và Mỹ. Với mô hình này, chúng ta không những tận dụng được lợi thế so sánh của Việt Nam có chi phí

96

lao động hợp lí và nguồn nguyên liệu chưa được khai thác mà còn tận dụng được

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)