Hỗ trợ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 74 - 75)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.3.1.2. Hỗ trợ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam

Các công trình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam đã giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cho người lao động ở Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam hướng tới khi thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là giải quyết việc làm cho người lao động. Số lao động gián tiếp mà các công ty FDI của Trung Quốc tạo ra lớn hơn nhiều so với lao động trực tiếp mà nó tạo ra. Lao động gián tiếp ở đây là những việc làm tại các doanh nghiệp không có vốn FDI của Trung Quốc, nhưng lại có quan hệ phụ thuộc với nhau trong việc cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm đầu vào, tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, vv... Nếu năm 2000, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 53.000 việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho lao động Việt Nam, thì đến năm 2009, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp thu hút và tạo cơ hội việc làm cho 200.000 người lao động của Việt Nam, chiếm 5 % lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (2 triệu người lao động và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp) [46]. Thu nhập bình quân của mỗi người lao động trong các công ty FDI của Trung Quốc khoảng 120 USD/tháng. So với thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, thì rõ ràng là thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc là cao. Điều này giúp người lao động có thể tái bù đắp sức lao động và đồng thời tạo sức mua mới để kích thích sản xuất phát triển và tạo sự ổn định của đời sống kinh tế và an toàn xã hội. Ngoài ra, FDI của Trung Quốc cũng góp phần đắc lực vào đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ những nhà quản lí, người lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề, thông thạo Tiếng Trung và có tác phong lao động công nghiệp. Để dự án hoạt động có hiệu quả, đương nhiên các nhà đầu tư Trung Quốc phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chuyên môn để công nhân Việt Nam có thể sử dụng được các trang thiết bị trong nhà máy của họ; mở các lớp huấn luyện ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để trang bị kiến thức cho người lao động với nhiều hình thức khác nhau. Chính từ đây người lao động Việt Nam đựơc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và trưởng thành để tự mình có thể đảm đương công việc, tiếp thu khoa học công nghệ của Trung Quốc.

76

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)