Định hướng đầu tư của Trung Quốc: tìm kiếm nguyên, nhiên liệu và thị trường

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 54)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.5.1. Định hướng đầu tư của Trung Quốc: tìm kiếm nguyên, nhiên liệu và thị trường

của Mỹ, EU và Nhật Bản đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 6 năm 2010, Trung Quốc mới quyết định nâng giá đồng NDT lên mức 0,53. Kết quả là đồng NDT bắt đầu tăng nhẹ, nhưng biên độ tăng này chưa đáp ứng được mong muốn của Mỹ và nhiều nước phương Tây. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ còn phải điều chỉnh tỷ giá đồng NDT trước sức ép của Mỹ và các nước phương Tây.

Trước tình hình đồng NDT sẽ còn phải tăng giá, các doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư sang các nước khác trong đó có Việt Nam nhằm sản xuất hàng hóa rẻ hơn để thu được lợi nhuận cao và đồng thời từ các nước đó xuất khẩu sang Mỹ và EU để tránh hạn ngạch của Mỹ và EU đối với hàng hóa của Trung Quốc.

2.1.5. Chính sách thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc

2.1.5.1. Định hướng đầu tư của Trung Quốc: tìm kiếm nguyên, nhiên liệu và thị trường trường

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã định hướng cho các doanh nghiệp của mình đầu tư ra nước ngoài trước hết tập trung vào những nguồn mà

56

trong nước đang thiếu như: tài nguyên, quặng kim loại, xăng dầu, khí tự nhiên vì sau khi đầu tư, các công ty đó sẽ có sản phẩm bán về Trung Quốc. Điều đó có hiệu quả hơn đối với Trung Quốc vì Trung Quốc không những thu được lợi nhuận từ đầu tư mà còn đảm bảo được nguồn cung cấp nhiên liệu đầu vào cho sản xuất ngày càng phát triển. Ưu tiên thứ 2 là hàng điện tử và gia dụng vì hiện nay thị trường trong nước của Trung Quốc đã bão hoà và cần phải tìm thị trường mới. Ưu tiên thứ 3 là lĩnh vực nông nghiệp vì nông nghiệp của Trung Quốc phát triển rất sớm. Hiện nay Trung Quốc có thế mạnh trong xuất khẩu thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu và các loại giống. Cụ thể là:

Từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược đưa các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mục tiêu tận dụng “hai thị trường, hai nguồn nguyên liệu” ở trong và ngoài nước để đảm bảo cho nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững.

Đến đầu những năm 2000, chính sách thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc lại được tạo thêm xung lực mới với chiến lược “đi ra nước ngoài”. Chính sách này chính thức do Thủ tướng Chu Dung Cơ khởi xướng vào năm 2000. Tiếp theo đó, tháng 4 năm 2004, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh trong bài diễn văn tại Kỳ họp Quốc vụ viện lần thứ X là Trung Quốc cần phải đẩy mạnh thực hiện chiến lược “đi ra nước ngoài”; phối hợp và hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài hiệu quả hơn nữa. Các doanh nghiệp thuộc tất cả các hình thức sở hữu được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế. Chiến lược “đi ra nước ngoài” lại được nhấn mạnh trong kế hoạch 5 năm lần thứ XI (2006 – 2010). Chiến lược này đã nhanh chóng được các doanh nghiệp của Trung Quốc đồng tình ủng hộ. Theo đó, các doanh nghiệp của nhà nước Trung Quốc đi tiên phong và giữ vài trò chủ đạo trong chiến lược này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân doanh cũng tích cực đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp của Trung Quốc sốt sắng và khao khát được thử sức mình trên trường quốc tế, tạo ra dòng chảy vốn FDI từ Trung Quốc Đại lục sang các nước láng giềng. Các doanh nghiệp lớn phát triển theo chiều hướng ngoại, tiếp tục

57

phát triển với thương hiệu mang tầm quốc tế; còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hy vọng tìm được thị trường mới để tăng lợi nhuận nhằm duy trì sự tồn tại và đợi thời cơ. [34]

Ở thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp của Trung Quốc vừa được hưởng những quy định ưu đãi đầu tư ở nước sở tại và vừa tránh được những tiêu cực từ những căng thẳng do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng ra tăng giữa Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản. Ngoài ra, thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc đã chuyển hoá được sức sản xuất dư thừa trong nước, giảm bớt được áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đây cũng chính là con đường quan trọng để giúp Trung Quốc có thể giải quyết mâu thuẫn căng thẳng giữa phát triển kinh tế với sự thiếu hụt tài nguyên và thị trường. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc sớm muộn cũng phải vươn ra nước ngoài, tận dụng nguồn tài nguyên bên ngoài để bổ sung cho thiếu hụt trong nước; góp phần quan trọng trong việc đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)