Thiếu tài nguyên ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 51)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.3. Thiếu tài nguyên ở Trung Quốc

Mấy năm trở lại đây, GDP của Trung Quốc vẫn giữ ở mức hai con số. Cho dù khủng khoảng tài chính toàn cầu, nhưng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt được trên 8 %. Hơn nữa, sự phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu và xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá của nước này. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào những năm 1980, nhưng đã tăng lên 33 % năm 2008 [5]. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay hầu hết là hàng công nghiệp. Vào những năm mới mở cửa, tỉ trọng hàng công nghiệp trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chưa tới 50 %, nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên tới 90 %. Như vây, trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp. Do đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về nguyên liệu thô cũng tăng theo.

Đứng trước cơn khát tài nguyên khổng lồ như vậy, nếu chỉ dựa vào cung ứng của nội địa, thì Trung Quốc khó mà đáp ứng được cơn khát này. Một mặt, mặc dù tổng số tài nguyên của Trung Quốc khá phong phú, nhưng lượng phân chia bình quân theo đầu người lại khá thấp. Trữ lượng bình quân của dầu mỏ, than đa, khí đốt theo đầu người chưa đầy 1/4 mức bình quân của thế giới [41]. Mặt khác, công suất sử dụng tài nguyên của Trung Quốc khá thấp. Hiệu suất sử dụng năng lượng hiện nay từ sản xuất, vận chuyển và sử dụng cuối cùng ở Trung Quốc là 31,2 % trong khi đó ở các nước phát triển trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX con số này là 41 %. Hơn nữa, mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị của 8 ngành lớn ở Trung Quốc gồm: điện lực, sắt thép, kim loại mầu, hoá dầu, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp nhẹ và công nghiệp dệt cao hơn các nước tiên tiến đến 40 %. Ngoài ra, lượng tiêu dùng điện năng của nhóm này chiếm 73 % tổng tiêu thụ điện năng trong nền công nghiệp của Trung Quốc [34]. Điều này khiến cho tình trạng thiếu hụt tài nguyên của Trung Quốc càng nghiêm trọng hơn.

Tháng 11 năm 2003, nhóm nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển tổng hợp năng lượng của Trung Quốc đã đưa ra ước tính nhu cầu năng lượng của

53

Trung Quốc đến năm 2020 theo 3 phương án: tối đa phải cần đến 3,28 tỷ tấn nguyên liệu, phương án trung bình là 2,896 tỷ tấn và phương án tối thiểu là 2,466 tỷ tấn. Theo phương án trung bình, thì nhu cầu sử dụng năng lượng năm 2020 sẽ gấp 2,2 lần so với mức của năm 2000. [24]

Trong số các nguồn nhiên liệu dự trữ năng lượng, than đá vẫn là trụ cột của quá trình sử dụng năng lượng của Trung Quốc hiện nay. Trong số 1.390 triệu tấn nhiên liệu ước tính sản xuất tại Trung Quốc năm 2002 thì có 71 % thuộc về than đá. Điều đó làm cho nhu cầu than đá của Trung Quốc lên đến 1.370 triệu tấn, chiếm tới 27,7 % nhu cầu than đá của thế giới. Mặt khác, phần lớn lượng than đá chưa được sử dụng cho mục đích kinh tế đều tập trung tại các vùng khô, thiếu nước và xa xôi ở phía Tây Trung Quốc, gây khó khăn cho việc khai thác. Năm 2006, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Xuất khẩu than của Trung Quốc đang giảm từ khi đạt được 70 triệu tấn vào năm 2003 và từ năm 2008 đang phải nhập khẩu, chủ yếu từ Indonesia và Úc [48]. Do đó, cùng với việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong khai thác than, Trung Quốc phải đẩy mạnh việc nhập khẩu than để cung cấp cho nhu cầu sử dụng than của vùng ven biển Đông - Nam.

Trước đây, Trung Quốc từng là nước xuất khẩu dầu lửa. Tuy nhiên, từ năm 2002 Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Trung Quốc nhập 71,8 triệu tấn năm 2002, chiếm 30 % tổng lượng tiêu dùng, 80 triệu tấn năm 2003 và xu thế ngày càng tăng. Lượng dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên đến 40 % năm 2010 và dự báo thậm chí tăng đến 60 % năm 2020. Hiện nay, sản xuất dầu của Trung Quốc chỉ đáp ứng được 0,18 tỷ tấn. Trong khi đó, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên tới 0,41 – 0,61 tỷ tấn vào năm 2020. Như vậy, sản xuất dầu của Trung Quốc chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu tiêu dùng dầu. Điều đó làm cho Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu lửa từ bên ngoài. [24]

Về hàng hoá nông sản cũng tương tự. Do đất đai bạc màu và khí hậu biến đổi thất thường. Mặc dù diện tích đất đai của Trung Quốc rộng lớn, nhưng đất canh tác lại có hạn. Do đó, trong tương lai không xa, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia

54

theo mô hình nhập khẩu lương thực. Thức ăn gia súc cũng phụ thuộc vào nhập khẩu vì tiêu dùng của mọi người đối với thịt sẽ tăng lên.

Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về nguyên vật liệu và năng lượng, Trung Quốc đã và đang điều chỉnh chính sách đối ngoại, củng cố, thành lập các mối quan hệ kinh tế - thương mại với các nước sản xuất hàng hoá - nguyên liệu ở nhiều khu vực trên thế giới thông qua tăng cường mậu dịch, đầu tư và thậm chí là kí kết Hiệp định mậu dịch tự do (AFTA) nhằm có thêm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu. Tổng kết vấn đề này, có chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra khái niệm về chiến lược “một vòng ba tuyến”. Một vòng là vành đai các nước cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc ở xung quanh Trung Quốc từ Mông Cổ, Nga, Cadăcxtan, đến Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ba tuyến là các tuyến ở ba Châu lục: Nam Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Phi. Đến nay, các công ty của Trung Quốc đã thu mua nguồn nguyên liệu thô công nghiệp và nông nghiệp bằng các hợp đồng dài hạn, nhằm dự trữ cho sau này. Hơn nữa, Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm cách hợp tác với các doanh nghiệp khoáng sản và năng lượng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)