Doanh nghiệp FDI của Trung Quốc mang theo lao động phổ thông vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 84)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.3.2.7. Doanh nghiệp FDI của Trung Quốc mang theo lao động phổ thông vào Việt Nam

phạm pháp luật Việt Nam và đối với cán bộ của Việt Nam dung túng cho những công ty nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

2.3.2.7. Doanh nghiệp FDI của Trung Quốc mang theo lao động phổ thông vào Việt Nam Việt Nam

Những lao động không có tay nghề này đi theo các nhà thầu Trung Quốc đến Việt Nam bằng visa du lịch hoặc không có giấy tờ. Đáng chý ý là, nhiều nơi như ở công trình khai thác bôxít ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng), Nhà Máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Công trình Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam), vv. số lao động của Trung Quốc luôn áp đảo số lao động của Việt Nam, với số lượng mỗi nơi từ 700 đến 2.000 người/công trình. Ngoài ra, hiện ở miền Bắc đang có hai dự án nhà máy nhiệt điện lớn sắp hoàn thành là nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh và Hải Phòng thì ở cả hai nhà máy, mỗi nơi đều có trên 2.000 công nhân hầu hết là người Trung Quốc. Theo báo cáo của Bộ Công an tại Hà Nôi ngày 30 tháng 7 năm 2009, cả nước có 35.000 lao động Trung Quốc đang làm việc. Một số doanh nghiệp Trung Quốc đưa người lao động vào khu vực biên giới, vùng sâu và vùng dân tộc. Trong số đó, có nhiều người không có trình độ lao động hoặc chỉ là lao động phổ thông nhưng vẫn được phía Trung Quốc cấp hộ chiếu công vụ và có 9 trường hợp lao động Trung Quốc kết hôn với người Việt Nam nhưng không thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc xuất hiện công nhân không có tay nghề của Trung Quốc trong các dự án ở Việt Nam là liên quan đến một số nguyên nhân sau đây:

86

Một là, hiện nay Trung Quốc đang phải đối phó với nạn thất nghiệp nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 4,3% năm 2009 và 4,2% năm 2010; chỉ có 957 triệu người trong số 1 tỷ người ở độ tuổi lao động của Trung Quốc có việc làm. Do đó, cả chính quyền địa phương và Trung ương của Trung Quốc đều tạo điều kiện cho những lao động ra nước ngoài để kiếm việc làm. Chính quyền địa phương thường khuyến khích dân cư ra nước ngoài hợp pháp, thậm chí có huyện, xã, ban ngành chức năng còn soạn in những thông tin về nơi cần đến của di dân, tình đồng hương và phương thức liên hệ, tạo thuận tiện cho di dân ra nước ngoài làm ăn. Đồng thời, địa phương còn tích cực phối hợp với người Hoa ở nước ngoài để chuẩn bị các giấy tờ chứng minh cần thiết để định cư. Ngoài việc bỏ quản lí theo hộ khẩu và thủ tục cấp hộ chiếu đơn giản, Trung Quốc đã chủ trương khuyến khích doanh nghiệp ra nước ngoài làm ăn. Chủ trương cởi mở với người ra nước ngoài tìm cơ hội một mặt giúp chính quyền địa phương giảm áp lực về việc làm tại chỗ, bớt căng thẳng về an sinh xã hội, mặt khác cũng mang lại nguồn lợi từ thu nhập của người lao động gửi về nước.

Hai là, pháp luật của Việt Nam còn lỏng lẻo, đó đó các chủ đầu tư Trung Quốc đã tận dụng những kẽ hở của luật pháp của Việt Nam để đưa lao động không có tay nghề vào Việt Nam. Đây là vấn đề mà pháp luật của Việt Nam không cho phép vì hiện nay nước ta còn đang phải xuất khẩu lao động sang các nước khác để tạo công ăn việc làm cho lao động Việt Nam, trong khi đó thì lại không quản lí được việc các doanh nghiệp của Trung Quốc đưa lao động không có tay nghề vào Việt Nam.

Ba là, công tác kiểm tra, quản lí người lao động nước ở các địa phương có các dự án đầu tư nước ngoài còn chưa kịp thời. Điều đó dẫn đến tình trạng lao động không có tay nghề của Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu là bằng visa du lịch và một số vụ việc gây rối của công nhân Trung Quốc tại một số địa bàn có dự án đầu tư của Trung Quốc. Khi vụ việc trở nên bức xúc và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội, thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc.

87

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)