Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 87)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc

Bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến hoạt động thu hút FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng.

89

Tình hình chính trị - xã hội nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức X (tháng 3 năm 2006) của Đảng với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đầu đạt 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực địa bàn và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào các thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI” đã tiếp tục củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trên thế giới cũng như các nhà đầu tư của Trung Quốc.

Tình hình kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua với tốc độ bình quân khoảng 6 % từ 2002 đến nay. Cụ thể: năm 2009 là 5,2 % và đạt 6,78 % năm 2010. Tuy nhiên, con số này vẫn còn là kiêm tốn so với Trung Quốc. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng năng lực sản xuất – kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

Môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI (Báo cáo của A.T. Kearney về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Malaysia (vị trí 20), Indonesia (vị trí 21) và Singapore (vị trí 24).

Công cuộc Đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay đã thể hiện rõ đường lối đúng đắn của Đảng và sự quản lí thống nhất theo pháp luật của Nhà nước, sự điều chỉnh năng động của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn dân. Những tác động của cơ chế chính sách đã ban hành... biểu hiện rõ ở một số thành tựu như: kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP năm sau cao hơn năm trước, tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh hơn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 tăng 5.23 % đạt khoảng 94 tỷ USD và đạt được 6,78 % năm 2010.

90

Kết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khá quan trọng. Công nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao, bao gồm cả công nghiệp khai thác, chế biến và chế tác. Nông nghiệp đã đi vào vòng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính sách khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đóng vai trò nền tảng và là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế của Đảng, chúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương với nhiều đối tác, trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia, quan hệ đầu tư với 70 nước và vùng lãnh thổ và quan hệ buôn bán với 244/255 nước và vùng lãnh thổ (đến 31 tháng 12 năm 2008). Đặc biệt là Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 7/11/ 2006.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)