Kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 45 - 47)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.1.1. Kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh trong thời gian qua

Thực tế cho thấy kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi ra nhập WTO. Từ năm 2001 đến 2009, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn luôn cao hơn 2 lần mức tăng bình quân của Thế giới và gấp khoảng 3 lần mức tăng của các nước đang phát triển. Điều đó làm cho tiềm lực kinh tế của Trung Quốc lớn mạnh vượt trội. Theo tỷ giá hiện hành, tổng GDP của Trung Quốc tăng từ 1.192 tỷ USD năm 2000 lên 4.895 tỷ USD năm 2009. Từ một nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới vào đầu thập kỷ, đến năm 2005 tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đã vượt Anh và đứng vị trí thứ 4 thế giới; năm 2008, Trung Quốc đã vượt Đức đứng lên vị trí thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Từ tháng 6 năm 2010, GDP của Trung Quốc (1,33 nghìn tỷ USD) đã vượt của Nhật Bản (1,28 nghìn tỷ USD), vươn lên đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Mức GDP bình quân theo đầu người của Trung Quốc là 3.000 USD (2008), 3.600 USD (2009) và khoảng 4.800 USD (2010). [47]

Cụ thể, tiềm lực kinh tế của Trung Quốc được thể hiên trong một số khía cạnh sau:

Về công nghiệp:

Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đã phát triển mạnh từ năm 2000 và gần đây đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc phát triển. Năm 2002, Trung Quốc sản xuất 3,25 triệu ô tô các loại, đứng thứ 5 trên thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đã cho xuất xưởng 4,44 triệu ô tô và trở thành nước sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới, vượt Pháp. Đến năm 2009, tổng lượng xe chế tạo và lắp ráp ở Trung Quốc vào khoảng 10 triệu chiếc. Đồng thời số lượng ô tô được tiêu thụ ở Trung Quốc cũng tăng rất nhanh. Năm 2002, thị trường Trung Quốc tiêu thụ 3,25 triệu chiếc, nhưng đến năm 2009 khoảng 10 triệu chiếc. Hiện tại Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới. [24]

47

Ngành thép của Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2003, với tổng số lượng 210 triệu tấn thép, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đạt 200 triệu tấn/ năm. Mức này tương đương với 25 % tổng sản lượng thép của thế giới và lớn hơn tổng số lượng của Mỹ và Nhật Bản cộng lại. [24]

Trung Quốc đã ba lần thành công đưa được người lên vũ trụ (tháng 10 năm 2003; tháng 10 năm 2007; và tháng 9 năm 2008) đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc cùa ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 sau Liên Xô cũ và Mỹ thực hiện được điều kỳ diệu này.

Về kinh tế đối ngoại:

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 474 tỷ USD năm 2001 lên 2.561 tỷ USD năm 2008; tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/ GDP tăng từ 40 % năm 2001 lên 58 % năm 2008; và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP tăng từ 20 % năm 2001 lên 32 % năm 2008. [44]

Từ năm 2001 đến nay, Trung Quốc liên tục là địa chỉ hấp dẫn vốn FDI của thế giới. Những năm 2002 và 2003, Trung Quốc thu hút chỉ khoảng 50 tỷ USD/ năm, thì đến năm 2008 Trung Quốc thu hút được 92 tỷ USD và 95 tỷ USD năm 2009. Nhờ thu hút được FDI vào lớn và thăng dư thương mại nhiều và khối lượng mua ngoại tệ cao, Trung Quốc trở thành nước có dữ trữ ngoại hối cao nhất thế giới - đạt 1.900 tỷ năm 2008 và 2.300 tỷ USD năm 2009. [45]

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Nếu năm 2003, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là 2,9 tỷ USD thì đến năm 2008 đã lên đến 52,2 tỷ USD và 56,5 tỷ USD năm 2009. Tổng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cộng dồn đến năm 2009 là 180,1 tỷ USD. Khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty của Trung Quốc rất chú trọng đến tìm các cơ hội khai khoáng mỏ, nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung nguyên liệu thô từ nước ngoài. Theo ước tính, khoảng 52 % tổng FDI ra nước ngoài của Trung Quốc nhằm vào khai thác mỏ; 26 % nhằm vào dịch vụ và thương mại; chỉ có 13,5 % nhằm vào chế tạo; chưa đến 5 % vào ngành bán lẻ và buôn bán . [34, 40]

48

Về nông nghiệp:

Nông nghiệp của Trung Quốc cũng đạt được những bước tăng trưởng quan trọng trong những năm qua. Tổng sản lượng lương thực của cả nước tăng từ 452,6 triệu tấn năm 2001 đã tăng lên đến 530 triệu tấn năm 2009. Ngoài ra, nông nghiệp của Trung Quốc có sự chuyển biến về cơ cấu mạnh mẽ. Trồng trọt trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 49,7 % năm 2000 lên 55,7 % năm 2009; chăn nuôi tăng từ 29,7 % năm 2000 lên 37,2 % năm 2009; trong khi đó ngư nghiệp giảm từ 10,9 % năm 2000 xuống còn 9,3 % vào năm 2009. [24]

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)