FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với thực tế quan hệ giữa hai nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 77)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.3.2.1. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với thực tế quan hệ giữa hai nước

giữa hai nước

Về mặt chính trị, đến nay hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến

lược toàn diện (năm 2008) theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác

toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”; lãnh đạo cấp cao thường xuyên viếng thăm lẫn nhau; Chính phủ hai nước hết sức coi trọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương và có những biện pháp thúc đẩy xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc”, hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai” và “Hợp tác tiểu vùng sông Mekong”.

79

Về thương mại, liên tục trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và kim ngạch thương mại song phương luôn hoàn thành chỉ tiêu trước thời hạn hai nước đề ra. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm qua. Nếu năm 2002, kim ngạch hai chiều giữa hai nước mới chỉ đạt hơn 3,6 tỷ USD, thì đến năm 2004, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt xấp xỉ 7,2 tỷ USD, vượt mục tiêu hai nước đề ra là đạt 5 tỷ USD vào năm 2005. Năm 2005 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 26,6 % so với năm 2004; năm 2006 đạt 10,63 tỷ USD, tăng 16,5 % so với năm 2005; năm 2007 đạt 16,35 tỷ USD, tăng 53,8 % so với năm 2006; năm 2008 đạt 20,82 tỷ USD, tăng gần gấp 6 lần so với năm 2002; năm 2009 tuy bị tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng con số này vẫn tăng lên đến hơn 21,3 tỷ USD và đạt hơn 22 tỷ USD vào cuối năm 2010. Chỉ trong thời gian 7 năm (từ 2002 đến 2009), tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng gấp 6 lần. Tính đến hết năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc lớn hơn bảy lần quy mô đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam (21,35 tỉ USD so với 2,9 tỉ USD).

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2009

(Đơn vị: triệu USD)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất Khẩu 1.518 1.883 2.899 3.228 3.030 3.357 4.535 4.909 Nhập khẩu 2.159 3.139 4.595 5.859 7.391 12.502 15.652 16.441 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3.677 5.022 7.494 9.087 10.421 15.859 20.187 21.350

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam; www.gso.gov.vn

Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mất cân đối, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam ngày càng gia tăng. Nếu năm 2001, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là 200 triệu USD, thì năm 2005 là 2.671 triệu USD, năm 2006 là 4.140 triệu USD, năm 2007 là 9 tỷ USD, năm 2008 là 11,1 tỷ USD và năm 2009 là 11,5 tỷ USD, gấp 55 lần so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam lớn gấp 4 lần giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc năm

80

2009. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc là những mặt hàng có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Đây là vấn đề nan giải thu hút sự chú ý của các nhà quản lí, nhà nghiên cứu và nhiều người Việt Nam.

Sự gần gũi về địa lí, sự tương đồng về kinh tế, chính trị, và sự ủng hộ tích cực của hai phía, Việt Nam và Trung Quốc thông qua “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc”, chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai”, và “Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng” là những điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu của Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với quan hệ hai nước cũng như tiềm năng thị trường Việt Nam và thực lực kinh tế của Trung Quốc. Cho đến 21 tháng 12 năm 2010, Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 14/93 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và có khoảng cách rất lớn về quy mô đầu tư so với những nước đứng đầu (Xem phụ lục 5).

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tính đến 21 tháng 12 năm 2010 chỉ chiếm 1,65 % tổng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (3,185/192,9 tỷ USD) và bằng khoảng 13 % vốn FDI của Hàn Quốc và Đài Loan lần lượt là 22,9 tỷ USD và 22,7 tỷ USD. Ngoài ra, nếu chúng ta so sánh với số vốn FDI của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài tính đến cuối năm 2009, thì chúng ta thấy FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay chỉ bằng 5,63 % số vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc (3,185/56,5 tỷ USD). Những con số này cho thấy, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với điều kiện thực tế.

Bảng 2.9: Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm 2001 2006 2008 2009

Vốn đầu tƣ 6,9 17,6 52,4 56,5

81

Dựa vào số liệu điều tra về hoạt động FDI của Trung Quốc tại Việt Nam được tiến hành đối với các công ty của Trung Quốc và cán bộ quản lí đầu tư thuộc các Sở và Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, đầu tư của Trung quốc vào Việt Nam chưa tương xứng với điều kiện thực tế có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là, các doanh nghiệp của Trung Quốc chưa hiểu đầy đủ về môi trường đầu tư Việt Nam và thiếu khảo sát về thị trường. Trong số các doanh nghiệp (30 doanh nghiệp) ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Bắc tác giả khảo sát, thì có đến 76,6 % (23/30 phiếu điều tra) điều cho rằng họ chưa hiểu đầy đủ về môi trường đầu tư của Việt Nam và họ không điều tra thị trường trước khi tiến hành đầu tư như các nước phát triển.

Thứ hai, doanh nghiệp của Trung Quốc khó tìm được đối tác lí tưởng ở Việt Nam, khó khăn trong việc tạo niềm tin với chính quyền và doanh nghiệp ở địa phương của Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các công ty của Trung Quốc (53 % tương ứng với 16/30 phiếu) không tạo được niềm tin và hình ảnh tốt đối với chính quyền địa phương ở Việt Nam. Do đó, khả năng hợp tác của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam không cao.

Thứ ba, hệ thống pháp luật đầu tư của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, hệ thống pháp luật nói chung còn nhiều lỗ hổng và hay thay đổi. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc (28/30 phiếu) cho rằng pháp luật Việt Nam không đồng bộ, chồng chéo và 21/30 phiếu cho rằng pháp luật đầu tư của Việt Nam thường xuyên thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch và công việc kinh doanh của các công ty Trung Quốc nói riêng và công ty nước ngoài nói chung đang đầu tư ở Việt Nam. Đặc biệt là tình trạng thực thi pháp luật không hiệu quả.

Thứ tư, thủ tục hành chính đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn gây phiền hà cho nhà đầu tư. Khoảng 63,3 % các nhà đầu tư của Trung Quốc được khảo sát (19/30 phiếu) đều cho rằng thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phiền hà đối với nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng, đặc biệt là công tác đền bù và giải phóng mặt bằng mất rất nhiều thời gian. Các thủ tục xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư qua một cửa,

82

nhưng cần nhiều con dấu. Sau khi cấp giấy phép, các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng và các vấn đề liên quan đến các địa phương rất phức tạp, riêng đất đai có đến 20 loại giấy tờ liên quan. Ngoài ra, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, các thủ tục về khai báo, thuế, môi trường, bảo hiểm, vv. tốn rất nhiều thời gian. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án. Điều đáng chú ý là 73,3 % các doanh nghiệp của Trung Quốc được khảo sát cho rằng họ không hài lòng với cung cách làm việc của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

Thứ năm, 76,6 % (23/30 phiếu) các doanh nghiệp của Trung Quốc được khảo sát đều cho rằng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn yếu kém, đặc biệt là tình trạng mất điện thường xuyên vào mua hè (20/30 phiếu) và hệ thống giao thông không thuận tiện (20/30 phiếu). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng như doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)