- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
3.1.3. Triển vọng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
Trước khi có Hiệp định khung về hợp tác toàn điện giữa ASEAN – Trung Quốc, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ mang tính thăm dò, chưa có nhiều dự án đầu tư lớn. Từ khi có Hiệp định khu về hợp tác toàn diện giữa ASEAN – Trung Quốc, nhiều công ty của Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam với khối lượng vốn cũng ngày một tăng với sự khuyến khích mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc trong chiến lược “đi ra nước ngoài”. Việc lựa chọn Việt Nam để đầu tư được các doanh nghiệp Trung Quốc coi là hợp lí vì:
Thứ nhất, điều kiện địa lí thuận lợi của Việt Nam cộng với chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai”, “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc” và “Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng” sẽ mang đến cơ hội hợp tác nhiều hơn cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Thông qua đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp của Trung Quốc có thể xuất khẩu linh kiện, thiết bị kỹ thuật, cơ khí sang thị trường Việt Nam và các nước ASEAN khác.
Thứ hai, chuyển dịch một số ngành nghề ở Trung Quốc đã bão hoà cần chuyển sang các thị trường khác. Điển hình là các dự án sản xuất đồ điện gia dụng, linh kiện xe máy, sản phẩm nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi, thuốc trừ sâu,
91
quần áo, vv. chủ yếu là để tiêu thụ ngay tại Việt Nam. Ngoài ra, giá lao động của Trung Quốc ngày càng đắt hơn so với giá lao động tại Việt Nam và sức ép phải nâng giá đồng NDT làm cho hàng hoá của Trung Quốc giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá nước ngoài. Do đó, các nhà đầu tư Trung Quốc tính đến việc di chuyển sản xuất sang các nơi khác có chi phí lao động rẻ hơn, trong đó có Việt Nam và để tránh hạn ngạch của Mỹ và EU đối với hàng hoá Trung Quốc.
Thứ ba, khai thác thị trường tài nguyên nước ngoài, nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên liệu thô để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
Những tín hiệu trên cho thấy, Việt Nam đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp của Trung Quốc. Vì thế, tác giả cho rằng, trong thời gian tới đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn. Các dự án đặc biệt trong những ngành công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là những lĩnh vực được các nhà đầu tư của Trung Quốc quan tâm. Có thể sẽ có sự gia tăng đột biến FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian trước mắt. Sự tăng mạnh FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong dài hạn là điều cần được tính đến.