- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
3.2. Định hƣớng của Việt Nam nhằm tăng thu hút FDI của Trung Quốc
Trong bối cảnh quan hệ hai nước với phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn đinh lâu dài, hướng tới tương lai”(năm 1999) và với tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt” (năm 2002) và nâng quan hệ song phương thành đối tác chiến lược (năm 2008), Việt Nam cũng như Trung Quốc đang chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế bằng những kế hoạch phát triển: “Hai hành lang, một vành đai”, “một trục hai cánh”, “hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng” để hướng đến cân bằng cán cân thương mại và tăng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp, bao gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp
92
nước…nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Đây là những lĩnh vực mà Trung Quốc có ưu thế hơn Việt Nam.
Tiếp tục thu hút FDI của Trung Quốc vào những địa bàn có nhiều thuận lợi để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện phát triển liên kết các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho FDI vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt là các tỉnh vùng biên giới giáp với Trung Quốc và đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Tập trung thu hút FDI vào các khu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch đã được phê duyệt
Đồng thời, Việt Nam chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc có nguồn tài chính lớn và công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc có công nghệ hiện đại đầu tư lâu dài ở Việt Nam.