Một số ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bão hoà và gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 47 - 49)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.1.1.2.Một số ngành công nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bão hoà và gây ô nhiễm môi trường

ô nhiễm môi trường

Quá trình công nghiệp hoá của Trung Quốc tiến nhanh trên quy mô lớn. Do đó, trong một số ngành công nghiệp, Trung Quốc đã thành công trong việc thực hiện chiến lược “từ không đến có” (1949 – 1978) và “từ ít đến nhiều” (1978 – 1999). Từ chỗ thiếu hụt, hiện nay Trung Quốc có thể đáp ứng được 100 % nhu cầu nội địa về hàng công nghiệp [30, tr. 62-63]. Nhiều ngành công nghiệp chế biến và chế tạo của Trung Quốc như: đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác phát triển trên dưới 20 % mỗi năm. Trong nhiều mặt hàng thuộc những ngành này, Trung Quốc chiếm đến 40 % sản lượng của thế giới. Hơn nữa, xét về tổng lượng, Trung Quốc hiện nay đang dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: than đá, dệt may, xi măng, thép ,... và đứng thứ 2 thế giới về sản xuất hàng điện tử. Vì vậy, Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới. Điều đó cho thấy sản xuất hàng công nghiệp của Trung Quốc đang nằm trong giai đoạn khủng khoảng thừa với việc 80 % các mặt hàng sản xuất ra cung vượt cầu. Nguyên nhân là do các tỉnh của Trung Quốc cạnh tranh thu hút FDI vào sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất dư thừa kém hiệu quả của nền kinh tế. Trước thực trạng một số ngành sản xuất phát triển ở mức bão hoà, các doanh nghiệp của Trung Quốc đang dần chuyển hướng đầu tư sang các nước đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam để mở rộng thị trường tiêu thu.

49

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc chủ yếu dựa vào công nghiệp truyền thống chứ không phải là công nghiệp mũi nhọn (các ngành công nghệ cao của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5 % GDP trong khi chỉ số này ở Mỹ và Nhật là 25%); nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc sử dụng quá mức năng lượng, đặc biệt là than đá. Do đó, những ngành này đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Trung Quốc chủ trương “đào năng lực sản xuất lạc hậu” và yêu cầu giám sát chặt chẽ việc đào thải này, không cho các nhà máy này chuyển sang các địa phương khác ở Trung Quốc, nhưng lại không hạn chế việc chuyển sang các nước khác. Một ví dụ điển hình là ngày 8 / 8/ 2010 Chính Phủ Trung Quốc đã công bố danh sách gồm có 2.087 nhà máy phải đóng cửa – trong đó có 762 nhà máy xi măng, 279 nhà máy giấy, 175 nhà máy thép, 192 nhà máy hoá chất và một số nhà máy sản xuất nhôm [34]. Trong đó có nhà sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc là Tập đoàn sắt thép Hà Bắc và nhà sản xuất nhôm lớn nhất là Tập đoàn Nhôm Trung Quốc. Nếu trong thời hạn 2 tháng các nhà máy này không đóng cửa, thì các công ty này sẽ bị cắt các khoản cho vay của Chính phủ và phải đình chỉ hoạt động. Nguyên nhân là những nhà máy này sử dụng công nghệ lạc hậu, lãng phí năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Làn sóng “đào thải năng lực sản xuất lạc hậu” mà Trung Quốc đang thực hiện ráo riết làm cho các nhà máy này di chuyển sang các nước khác có trình độ phát triển thấp hơn như Việt Nam.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp ở những đặc khu kinh tế của Trung Quốc như: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và các tỉnh của Trung Quốc như: Quảng Đông, Phúc Kiến có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, đang có nhu cầu di chuyển những công nghệ cũ, có trình độ tương đối thấp và gây ô nhiễm ra ngoài để tiếp nhận thế hệ công nghệ cao hơn. Nói cách khác, đầu tư ra ngoài để di chuyển cơ cấu, nhằm tiếp nhận cơ cấu có trình độ công nghệ cao hơn là xu hướng tất yếu trong sự phát triển kinh tế. Trung Quốc tăng trưởng nhanh như vậy nên càng cần đầu tư ra ngoài để thực hiện sự di chuyển cơ cấu. Nhiều học giả Trung Quốc nói rõ rằng hiện nay, các nền kinh tế ASEAN là thị trường đầu tư ưu tiên để làm việc đó. Trong số

50

các nước ASEAN, Việt Nam là địa chỉ thuộc loại tốt nhất. Đó là sự lựa chọn, không nghi ngờ gì, rất hợp lý về mặt kinh tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 47 - 49)