Theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 71)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

2.2.2.3.Theo ngành kinh tế

Nhìn lại đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2003 đến nay đã có sự chuyển đổi dần sang công nghiệp chế biến và chế tạo.

Trước năm 2003, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đa số là vào lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng công nghiệp nhẹ và dịch vụ là chủ yếu như: nhà hàng, khách sạn, in ấn bao bì sản phẩm, sản xuất và lắp ráp đồ điện dân dụng, sản xuất và lắp ráp máy nông nghiệp các loại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến chè xuất khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu, sản xuất và lắp ráp máy đếm tiền và các thiết bị liên quan đến ngân hàng, vv...Với những lĩnh vực dịch vụ không cần nhiều vốn đầu tư, điều hiển nhiên là vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc không nhiều và quy mô sản xuất, kinh doanh không lớn, do đó khó có đủ trang thiết bị công nghệ máy mọc hiện đại. Còn các lĩnh vực kỹ thuật cao, những ngành công nghiệp có ưu thế của Trung Quốc chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam như: cơ khí, thiết bị thuỷ điện, thiết bị công nghiệp, vv..

Từ 2003 đến nay, lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực như: thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng nhà máy luyện nhôm, thép, mangan, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2003, số lượng vốn đầu tư của Trung Quốc trong các ngành trong ngành công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam là 71,6 %; trong nông –lâm – ngư nghiệp là 15,4 % và dịch vụ là 13,4 %. Đến 21 tháng 12 năm 2010, trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu (533/749 dự án), chiếm khoảng 61,5 %, tiếp sau đó là bất động sản chiếm 14,6 % và xây dựng chiếm 9,8 %, còn nông – lâm- thuỷ sản chỉ chiếm có khoảng 2,6 %, dịch vụ lưu trú và ăng uống chiếm khoảng 2,2 % và khai khoáng chiếm 3,8 % tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.

73

Bảng 2.7: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo ngành

(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010)

TT Chuyên ngành Số dự án

Tổng vốn đầu

tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD)

1 Công nghiệp chế biến, chế

tạo 533 1.960.399.934 904.603.367

2 Kinh doanh bất động sản 23 463.807.380 195.233.000

3 Xây dựng 55 312.123.771 115.464.064

4 Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 28 83.609.636 37.755.767

5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 69.869.348 32.385.348

6 Khai khoáng 19 121.289.527 89.289.527

7 Sản xuất, phân phối điện,

khí, nước, điều hòa 3 28.953.000 9.887.000

8 Hoạt động chuyên môn,

khoa học công nghệ 22 23.114.560 15.054.560

9 Nghệ thuật và giải trí 6 20.370.400 19.558.068

10 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 16 25.297.029 19.213.381

11 Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 2 15.300.000 15.300.000

12 Vận tải kho bãi 13 46.234.000 21.407.400

13 Dịch vụ khác 2 8.088.000 3.026.000

14 Y tế và trợ giúp xã hội 6 3.571.400 3.571.400

15 Hành chính và dịch vụ hỗ

trợ 2 1.650.000 900.000

16 Thông tin và truyền thông 5 1.470.600 855.600 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 Cấp nước, xử lý chất thải 1 600,000 600.000

Tổng cộng 749 3.185.148.585 1.484.104.482

74

Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác trong một số lĩnh vực như dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin truyền thông, điện, khí, nước, điều hoà, vv...Thời kỳ này, công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đã dần chuyển biến bởi một số doanh nghiệp lớn trang thiết bị tốt hơn trước đây đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhìn chung cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 71)