NĂM SỐ DỰ ÁN VỐN ĐĂNG KÍ (Triệu USD)

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 62 - 63)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

NĂM SỐ DỰ ÁN VỐN ĐĂNG KÍ (Triệu USD)

(Triệu USD) QUY MÔ (Triệu USD) 1991 151 1.322,3 8,76 1992 197 2.165,0 11,9 1993 269 2.900,0 10,87 1994 343 3.765,6 10,98 1995 373 6.530,8 17,65 1996 325 8.497,3 26,15 1997 345 4.649,1 15,21 1998 275 3.897,0 13,48 1999 311 1.568,0 14,17 2000 371 2.012,4 5,04 2001 523 2.535,5 4,85 Tổng 3.483 39.843 11,44

Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB. Thống kê, Hà Nội, 2003 Điều này được giải thích là trong giai đoạn này, các nhà đầu tư của Trung Quốc mới chỉ đầu tư vào Việt Nam mang tính thăm dò để tìm hiểu thị trường, chính sách pháp luật đầu tư của Việt Nam cũng như các đối tác là doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, vốn đầu tư trung bình của mỗi dự án khá thấp so với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở cùng thời điểm.

Tuy nhiên, từ sau khi có Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002, vốn đầu tư bình quân đối với mỗi dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên đáng kể (khoảng 2,5 triệu USD/dự án). Hiện nay, vốn trung bình của một dự án khoảng 4,3 triệu USD, có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 đến nay. Trong đó điển hình như: dự án lớn nhất của Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam là Công ty TNHH thép Fuco tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 180 triệu USD; dự án Công ty TNHH

64

Khoáng sản và luyện kim Việt-Trung với tổng vốn đầu tư 175 triệu USD tại Lào Cai; dự án đầu tư xây dựng, quản lí và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ở Hải Phòng 175 triệu USD của Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt; dự án khai thác kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang 100 triệu USD của Công ty TNHH Đầu tư quản lí Tiền Giang, Trung Quốc; dự án sản xuất giầy ở Đồng Nai 60 triệu USD của Công ty Đông Phương, Trung Quốc; dự án xây dựng nhà máy luyện cán thép ở Thái Bình 33 triệu USD; dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I ở thành phố Lạng Sơn 27,75 triệu USD của Công ty TNHH Thành Bá Nam Ninh; dự án sản xuất tinh bột wolfram xuất khẩu ở Quảng Ninh 20 triệu USD của Công ty TNHH Wolfram Ha Long; vv..Những dự án với vốn đầu tư lớn này đã góp phần làm thay đổi quy mô dự án đầu tư của các công ty Trung Quốc ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)