Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 103 - 106)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.3.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ với Trung Quốc

Theo kết quả tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lí đầu tư thuộc Bộ và các Sở kế hoạch và đầu tư, 53,3 % cho rằng công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại Trung Quốc còn đơn điệu, không chuyên nghiệp và chỉ được tổ chức ở một số địa phương. Do đó, tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật thông tin về xu thế đầu tư ra nước ngoài và chính sách đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc để sớm

105

có chính sách thích hợp trong hoạt động thu hút nguồn vốn FDI của Trung Quốc và tạo ra thế chủ động trong mọi tình huống. Thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư của các bộ ngành, lập các cơ quan đại diện ở các tỉnh, thành của Trung Quốc để xúc tiến đầu tư đến từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Đồng thời, thường xuyên tổ chức hội chợ xúc tiến đầu tư với sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc ở cả tại các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc. Có như vậy, doanh nghiệp Trung Quốc mới có thể dễ dàng tiếp cận với các thông tin về thị trường, chính sách pháp luật của Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài. Để nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư thì chiến lược xây dựng hình ảnh và môi trường đầu tư của Việt Nam là cực kỳ cần thiết, cụ thể là: Một là, Nhà nước cần đầu tư thoả đáng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, cần có biện pháp tạo ra nguồn tài chính đa dạng vào Quỹ đầu tư nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư thường xuyên, liên tục.

Hai là, tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền hình ảnh của Việt Nam cho các doanh nghiệp của Trung Quốc, kể cả tuyên truyền pháp luật, chính sách khuyến đầu tư của Việt Nam, các lĩnh vực đầu tư được ưu tiên đặc biệt không chỉ thông qua các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư mà còn qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc, nhất là bằng hình thức trực tuyến qua mạng internet để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Trung Quốc hiểu rõ về đất nước, con người và môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Ba là, cơ quan chức năng cần phải tổ chức lại công tác xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực và đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là các tỉnh có biên giới tiếp giáp với các địa phương của Trung Quốc. Trước hết là xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc làm cơ sở cho việc xúc tiến đầu tư, đặc biệt các dự án lớn và các dự án nhạy cảm về chính trị. Các cơ quan nhà nước phải tham gia ngay tư đầu để giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả các chính sách ưu đãi đặc biệt: ưu đãi thuế, giảm tiền thuê đất, ưu đãi về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cải thiện quy trình thẩm định dự án theo hướng mở rộng đăng kí cấp phép đầu tư, vv.

106

KẾT LUẬN

Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam và đang từng bước khẳng định vai trò một cường quốc kinh tế thế giới, do đó, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc nói chung và thu hút đầu tư của Trung Quốc nói riêng đang trở thành tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy có nhiều nhân tố thúc đẩy Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Trước hết, tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Thứ hai, tiền lương ở Trung Quốc khá cao so với tiền lương ở Việt Nam. Thứ ba, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp của Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Bốn là, sức ép của Mỹ đối với tỷ giá đồng NDT ngày càng tăng cao. Trước tình hình này, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam cũng mở rộng cửa đón nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chưa nhiều, bên cạnh những cái được còn tồn tại những cái chưa được. Do đó, giải pháp tăng thu hút FDI từ Trung Quốc là nên tập trung vào mô hình hợp tác ba bên. Trong môi hình này, sử dụng vốn của Trung Quốc, công nghệ của Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc, đầu tư tại Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu trở lại Trung Quốc và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN khác cũng như các nước EU và Mỹ. Điều này không những giúp Việt Nam thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài mà còn phát huy được lợi thế so sánh là giá lao động hợp lí và nguồn nguyên liệu chưa được khai thác ở nước ta. Đồng thời, mô hình này còn góp phần khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tồn tại trong nhiều năm qua và bù đắp cho cán cân thanh toán của Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của cả hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, góp phần làm quan hệ hai nước thắm thiết hơn, bền chặt hơn ./.

107

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)