- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
2.2.2.1. Theo hình thức đầu tư
Trước khi có Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, đại đa số các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam dưới 3 hình thức. Hình thức thứ nhất là 100 % vốn nước ngoài. Hình thức thứ 2 là liên doanh. Hình thức thứ 3 là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các hình thức đó, hình thức
66
liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam chiếm đại đa số. Điều này có nguyên nhân là trong giai đoạn này các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ thị trường và chính sách của Việt Nam, cho nên việc đầu tư vốn nhỏ vào Việt Nam là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như Trung Quốc trong giai đoạn này đều muốn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức liên doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lí và bí quyết công nghệ. Do đó, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đưa ra những biện pháp thắt chặt hoặc hạn chế hình thức 100 % vốn nước ngoài mà chủ yếu là khuyến khích hình thức liên doanh.
Bảng 2.4: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ năm 2001 (Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 31 /12/2001) TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 39 39.145.600 16.045.123 2 Liên doanh 11 17.675.800 8.346.890 3 Hợp đồng hợp tác KD 8 11,880,700 5,098,764 Tổng cộng 58 68.702.100 29.490.777
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Như trong Bảng 2.4, trong các hình thức FDI của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2001, hình thức liên doanh là chủ yếu, chiếm 67,2 %; còn hình thức 100 % vốn nước ngoài 18,9 %; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm có 13,7 %.
Nhưng từ sau khi có Hiệp đinh khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc cùng với mối quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp, thì nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã tìm hiểu và nắm rõ thị trường, chính sách và có kinh nghiệm trong đầu tư ở Việt Nam. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng doanh nghiệp và uy tín của mình tại Việt Nam. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dưới hình thức 100 % vốn nước ngoài.
67
Đến 31 tháng 12 năm 2009, có 441/657 dự án đầu tư theo hình thức 100 % vốn nước ngoài, chiếm 67 % và đến 21 tháng 12 năm 2010, có 496/749 dự án theo hình thức 100 % vốn nước ngoài, chiếm 66,2 %, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. Tiếp sau đó là hình thức liên doanh với 169/657 dự án tính đến cuối năm 2009 và 191/749 dự án đến 21 tháng 12 năm 2010 chiếm khoảng 25,5 %. Cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Điều đáng chú ý là, từ năm 2009 đã xuất hiện thêm một hình thức đầu tư mới, đó công ty cổ phần trong FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 11 dự án được đầu tư theo hình thức này. Điều này cho thấy, Trung Quốc ngày càng đa dạng hình thức đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 2.5: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tƣ
(Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 21 / 12/ 2010) TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 496 1.981.158.219 954.111.230 2 Liên doanh 191 985.260.996 421.225.249 3 Hợp đồng hợp tác KD 51 182.533.356 79.854.514 4 Công ty cổ phần 11 36.196.014 28.913.489 Tổng cộng 749 3.185.148.585 1.484.104.482
Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư
Sự thay đổi như nêu ở trên cho thấy, các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm, dựa vào đối tác địa phương để tìm hiểu thị trường Việt Nam ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX (giai đoạn trước khi có Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc). Giờ đây, họ đã tự tin, hiểu biết và đủ khả năng độc lập kinh doanh cũng như đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam.