- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ thu hút đầu tƣ từ Trung Quốc
Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp mang tính đảm bảo bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện mang tính hấp dẫn đối với thu hút FDI nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực tốt, chúng ta cần thực hiện tốt nội dung sau:
Một là, cải cách triệt để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số chuyên gia Trung Quốc nhận xét, chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam vẫn còn nặng về giáo dục tư tưởng, có rất ít giờ học liên quan đến thực hành đối với các môn khoa học tự nhiên như: sinh học, vật lí và hoá học. Do đó, chúng ta cần chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề và khả năng tự đào tạo để thích nghi với sự phát triển. Chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mới: hệ thống học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục, theo đó nhà trường đào tạo những kỹ năng cơ bản để người học ra trường vừa lao động vừa học tập suốt đời. Phát triển hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bồi dưỡng nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức.
104
Hai là, đầu tư thích đáng vào đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công nhân trong lĩnh vực FDI không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả Tiếng Trung. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam trong lĩnh vực FDI với Trung Quốc cần phải có cơ chế thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đào tạo lao động trong vào ngoài nước; khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề hợp tác với các trường của Trung Quốc để gửi học sinh sang học tập và các doanh nghiệp của Trung Quốc ở Việt Nam tham gia vào quá trình đào tạo với các trường học của Việt Nam.
Ba là, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của doanh nghiệp Trung Quốc và đào tạo ở nhà trường Việt Nam bằng cách mời các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào các chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Việt Nam. Thông qua các chương trình này, sinh viên Việt Nam có cơ hội để tiếp xúc với những yêu cầu tuyển dụng của các công ty Trung Quốc. Qua đó, sinh viên có kế hoạch tự rèn luyện các kỹ năng của bản thân và trình độ Tiếng Trung để đáp ứng với những yêu cầu tuyển dụng của các công ty của Trung Quốc đang hoạt động ở Việt Nam. Một vấn đề nữa là phần lớn các công ty Trung Quốc cũng như công ty nước ngoài thường xem kinh nghiệm như một điều kiện để được tuyển dụng, mà đối với hầu hết sinh viên mới ra trường thì đây là một điều khó có thể đáp ứng. Do đó, hỗ trợ đào tạo thông thường nhất để giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc là tạo điều kiện cho họ được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp nhằm giúp họ củng cố và thực hành kiến thức đã học. Để làm tốt vấn đề này cần phải tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp Trung Quốc.