Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 40)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

1.2.4. Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)

Khởi nguồn của GMS là sự ra đời của Uỷ ban sông Mekong (MC) vào năm 1957 với 4 nước thành viên là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhưng do chiến tranh liên miên nên suốt 3 thập kỷ đầu, sự hợp tác rất nghèo nàn mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu và hợp tác được đưa ra. Đến năm 1992, theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), chương trình hợp tác GMS được chính thức khởi động với các thành viên là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan,

42

Myanma và Vân Nam (Trung Quốc). Năm 2004, có thêm một đơn vị hành chính không có sông Mekong chảy qua là khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tham gia.

GMS là một mô hình hợp tác khu vực có tính bổ sung lẫn nhau để thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Các nguyên tắc chung về hợp tác của GMS là: Hợp tác kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao mức sống của người dân đi đôi với phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Mục tiêu nhằm đạt tới là sự phát triển hài hoà và bền vững về kinh tế - xã hội dựa trên đặc thù của các nước có chung đường biên giới. Các dự án hợp tác của GMS không nhất thiết phải có sự tham gia của cả 6 nước, mà những thoả thuận song phương cũng được xem như một nhân tố tạo thành hợp tác đa phương. Dành ưu tiên cao hơn cho việc cải tạo và khôi phục những cơ sở hiện có hơn là xây dựng mới. Cho đến nay, có 9 lĩnh vực hợp tác khác nhau trong GMS là: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp, bưu chính - viễn thông và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, ưu tiên nhất dành cho hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông.

Từ khi hình thành đến nay, GMS đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển hạ tầng giao thông và đây cũng là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả nhất. Có 3 hành lang kinh tế chính là: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) hoàn thành vào năm 2010, Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) dự kiến hoàn thành vào năm 2012. EWEC dài 1.450 km nối Myanma – Thái Lan - Lào - Việt Nam. Trong năm 2007, với việc hình thành cây cầu quốc tế thứ 2 bắc qua sông Mekong, giao thông đường bộ của Hành lang kinh tế Đông - Tây đã thông suốt và trở thành hành lang đi vào hoạt động đầu tiên của GMS. Hành lang kinh tế Bắc - Nam gồm 3 tuyến dọc theo trục Bắc - Nam nối Trung Quốc – Thái Lan và 2 tuyến nối Trung Quốc - Việt Nam. Hành lang kinh tế phía Nam gồm 3 tuyến nối Thái Lan - Campuchia - Việt Nam. Năm 2007, GMS thông qua chiến lược giao thông tiểu vùng giai đoạn 2006 - 2015, điều chỉnh lại quy hoạch các hành lang kinh tế, mở thêm tuyến mới phía Tây liên kết tiểu vùng Mekong với Ấn Độ. Ngoài 3 cửa ngõ ra biển phía Đông hiện có là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng, quy hoạch mở thêm 2 cửa ngõ mới ở Việt Nam là Thanh Hoá và Qui Nhơn.

43

Chính từ sự hợp tác năng động của khu vực mà GMS đang trở thành mối quan tâm và là đối tác của nhiều tổ chức quốc tế. Từ khi cơ chế hợp tác được ADB khởi xướng năm 1992, hơn 100 dự án hợp tác chung đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD, mang lại những kết quả có ý nghĩa cho hợp tác tiểu vùng. Ngân hàng Thế giới (WB) đang xem xét để trở thành nhà tài trợ cho các chương trình hợp tác nhiều tiềm năng của GMS. Nhật Bản không chỉ thông qua ADB, mà còn thông qua các tổ chức khác như JICA, JIBIC để hỗ trợ xây dựng quy hoạch phát triển tại nhiều nước thuộc GMS. Tháng 1/2008, tại hội nghị Ngoại trưởng Nhật Bản với các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanma ở Tokyo, Nhật Bản cam kết tài trợ vốn cho phát triển các lĩnh vực dịch vụ thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối TP. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Băng Kok, dự án tam giác phát triển Việt - Lào - Campuchia.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)