Bối cảnh mới tác động tới thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam 1 Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 86 - 87)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

3.1. Bối cảnh mới tác động tới thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam 1 Bối cảnh quốc tế

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo hình chữ V như dự báo của ADB và đạt mức tăng trưởng chung 3,9 % trong năm 2010 (sau khi suy giảm 0,8 % trong năm 2009). Ở đa số các nước, thường duy trì song song 2 xu hướng: Vừa nới lỏng thận trọng, vừa thắt chặt vừa phải chính sách tài chính – tiền tệ, khuyến khích tiêu dùng và tăng cường tạo thuận lợi cũng như lòng tin cho đầu tư của khu vực tư nhân. Đồng thời, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đi vào chiều sâu, song song với việc tạo bứt phá mới cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng ưu tiên phát triển các ngành liên quan đến “kinh tế sạch” và “kinh tế môi trường”. [40]

Bên cạnh đó, cạnh tranh và căng thẳng quốc tế sẽ gia tăng cùng với xu hướng chạy đua vũ trang và va chạm lợi ích song phương, đa phương, thậm chí mang tính khu vực, diễn ra cả trên đất liền, trên không, trên biển và trên mạng internet, về các nguồn tài nguyên truyền thống và tài nguyên phi truyền thống như thông tin. Những vấn đề về dầu thô, khí đốt, nước sạch, di dân, biến đổi khí hậu, cũng như khủng bố và bất ổn chính trị đang gia tăng…

Đặc biệt, sự căng thẳng của vấn đề nợ công và tín dụng xấu có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa toàn cầu, gắn với hệ quả các gói kích cầu và tình trạng phổ biến về thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2010. Nhiều quốc gia gặp khó khăn trong nỗ lực trả nợ. Mỹ, Nhật Bản và hầu hết các nước phát triển đều là những con nợ khổng lồ với chỉ số tín nhiệm không ổn định, thậm chí có nguy cơ tụt hạng. Theo Tạp chí BusinessWeek số tháng 1/2010, trong năm 2009, tỷ lệ nợ/GDP của Iceland là 310 %; của Nhật Bản 227%; Hi Lạp 124%; Italy 120,1%; Mỹ 93,6%; Ấn Độ 88,9%; Bồ Đào Nha 84,6 %; Đức 84,5% và Pháp 82,6%. Hiện tại, Tây Ban Nha có khoản nợ công chiếm 54 % tổng sản phẩm quốc nội (lên tới 225 tỷ euro trong năm 2010 –

88

tương đương với giá trị của nền kinh tế Hi Lạp), trong khi con số của Hi Lạp và Bồ Đào Nha lần lượt là 120 % GDP và 80 % GDP. Cộng đồng quốc tế đã, đang và có thể phải tung ra khoản cứu trợ lớn hơn để trợ giúp cho các nước con nợ (có thể lên tới 90-150 tỷ euro cho Hi Lạp, 40 tỷ euro cho Bồ Đào Nha và 350 tỷ euro cho Tây Ban Nha) [39, tr.3]. Có thể nói, quả bom nợ nần đang treo lơ lửng, có nguy cơ gây những bất ổn khó lường và trở thành vũ khí mới gây áp lực về mặt chính sách đối với nhiều quốc gia và cả nền kinh tế thế giới.

Dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày 17/3/2010 công bố Báo cáo điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, Châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất trong năm 2010, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia biểu hiện tốt nhất trong khu vực này. Hãng tư vấn quốc tế A.T. Kearney về Chỉ số niềm tin FDI (FDI Confidence Index) cũng đã xếp loại Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010 lần lượt là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Đức, Ba Lan, Australia, Mexico, Canada, Anh…[39]

Có thể nói, bối cảnh phát triển mới của thế giới và khu vực Châu Á đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề quan tâm trong việc thu hút FDI của Trung Quốc nói riêng và FDI nói chung. Do đó, nước ta phải chủ động để nắm bắt thời cơ, đồng thời cũng phải chuẩn bị với những thách thức mà tình hình mới mang lại cho Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi chính sách pháp luật của Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực Châu Á để đưa ra những quyết định kịp thời tạo ra lợi thế so sánh của đất nước nhằm tăng thu hút FDI từ Trung Quốc một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)