- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm
2.3.2.4. Công nghệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chưa cao
Theo kết quả điều tra cán bộ quản lí thuộc Bộ và các Sở kế hoạch & đầu tư, 66,6 % (10/15 phiếu) cán bộ cho rằng công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam là công nghệ trung bình và 33,3 % cán bộ cho rằng công nghệ của doanh nghiệp Trung Quốc là lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng. Điều đó cho thấy doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chuyển giao công nghệ phần lớn là lạc hậu hoặc đã bị thải loại ở Trung Quốc là chủ yếu, ít công nghệ cao và công nghệ nguồn; máy móc, thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc đưa vào Việt Nam còn sử dụng công nghệ, kỹ thuật chưa cao so với các nước phát triển. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các công ty Trung Quốc đưa vào Việt Nam thuộc loại trung bình, không tiên tiến và hiện đại bằng công nghệ của Nhật Bản, các nước tư bản Châu Âu, Mỹ và các nước ASEAN. Điều này là hiển nhiên vì năng lực và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chưa phải là cao; công nghệ thường đi sau những
84
nước phát triển và các nước NICs ở Châu Á. Điều đáng quan tâm là gần đây Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một loạt các dự án nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư như: Vĩnh Hưng, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, vvv.... Những nhà máy nhiệt điện này khi đi vào hoạt động sẽ giúp giảm tình trạng thiếu điện trầm trọng ở Việt Nam hiện nay, nhưng sẽ rất có hại về mặt môi trường và sức khoẻ của người dân vì những nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc hiện nay đã góp phần vào gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề. Do đó, tháng 8 năm 2010, Bộ Công nghiệp và Thông tin của Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu hơn 2.000 công ty của nước này trong vòng hai tháng phải đóng cửa các cơ sở sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm và tiêu tốn năng lượng. Rõ ràng là các công ty, trong đó có các công ty trong ngành điện của Trung Quốc phải chọn giải pháp di chuyển những công nghệ lạc hậu này sang các nước kém phát triển hơn như Việt Nam. Tuy những công nghệ như thế này vẫn phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay bởi vì trình độ chuyên môn, kỹ thuật lao động nước ta còn thấp và cũng cần những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động bên cạnh những lĩnh vực tập trung công nghệ và vốn, nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vừng của Việt Nam về lâu dài.