Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 42 - 45)

- Hình thức hợp tác phát triển: là hình thức hợp tác giữa hai chủ đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư nhằm mục đích cùng khai thác, sản xuất một sản phẩm

1.2.5. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Tháng 11-2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ cùng những người đứng đầu của 10 nước ASEAN đã ký kết “Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc- ASEAN” tại thủ đô Phnômpênh, Campuchia. Hai bên nhất trí đồng ý năm 2010 sẽ xây dựng xong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN. Đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do được cấu thành bởi một nước đang phát triển có số dân đông nhất thế giới, diện tích đạt khoảng 14 triệu km2, tổng dân số là 1,8 tỷ người, GDP ước khoảng 2.000 tỷ USD, quy mô mậu dịch ước khoảng 1.200 tỷ USD; và đồng thời là khu mậu dịch tự do quan trọng trên thế giới ra đời tiếp sau khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ và EU. [19]

Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc và ASEAN thành lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA:

Thứ nhất, đối với Trung Quốc, ASEAN là thị trường cho các ngành công nghiệp đang trỗi dậy của họ. Khi Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại các ngành công nghiệp của mình, một số cơ sở công nghiệp có thể được di chuyển sang các nước Đông Nam Á. Hiện nay, một vấn đề mà Trung Quốc đang gặp khó khăn trên con đường phát triển là nguồn nguyên, nhiên liệu. Do đó, thành lập Khu vực mậu dịch

44

tự do Trung Quốc – ASEAN sẽ là điều kiện để Trung Quốc tiếp cận với nguồn nguyên liệu như: dầu mỏ, gỗ, các sản phẩm nhiệt đới...vốn là thế mạnh của nhiều nước ASEAN. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu và khai thác tiềm năng thị trường nguyên liệu ASEAN.

Hai là, khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế ở Mỹ, Nhật và EU trong những năm gần đây tác động chuyển một ASEAN hướng ngoại thành ASEAN quan tâm hơn đến hướng nội. Tuy nhiên, điều đó không dễ vì các nước thành viên đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới cả về mặt thị trường xuất khẩu lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói cách khác, mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu đã làm cho ASEAN

phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Ngoài ra, chiến lược hướng nội đòi hỏi phải có thị

trường nội địa đủ lớn để tạo ra cầu cho sản xuất. Thị trường khu vực ASEAN chưa hội nhập đầy đủ để có thể cho phép Hiệp hội đi theo hướng hướng nội. Giải pháp của ASEAN để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài mà vẫn không hướng nội là tiến theo hướng khu vực mở có chọn lọc với Trung Quốc thông qua thành lập ACFTA.

Ba là, thúc đẩy thành lập ACFTA là nhu cầu của ASEAN muốn tạo dựng khuôn khổ hợp tác nhằm kiềm chế ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với thị trường nội khối. Dưới sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc, đặc biệt từ khi Trung Quốc ra nhập WTO, ASEAN phải tìm cách để biến quan hệ cạnh tranh tiềm tàng với Trung Quốc thành quan hệ hợp tác. Vì vậy, thông qua ACFTA, ASEAN có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường khổng lồ hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng Trung Quốc. Về mặt thu hút FDI, tác động nghiêm trọng nhất của việc Trung Quốc gia nhập WTO là nguy cơ giảm sút lượng vốn FDI vào các nước ASEAN. Thực tế cho thấy, sau khi cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á nổ ra, luồng FDI vào ASEAN đã suy giảm nghiêm trọng. Giá trị tuyệt đối của luồng FDI vào ASEAN giảm từ 32,5 tỷ năm 1997 xuống còn 13,8 tỷ USD năm 2000. Đối với Trung Quốc, các luồng FDI tăng gấp 10 lần từ mức 3,5 tỷ năm 1990 (chiếm 10% tổng số FDI vào các nước đang phát triển) lên 40,77 tỷ USD vào năm 2000 (chiếm 17% tổng FDI vào các nước đang phát triển) [19]. Do đó, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ giúp các nước ASEAN

45

tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì các nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc không nhất thiết phải đầu tư vào Trung Quốc, mà có thể thông qua các nước ASEAN.

Bốn là, ASEAN và Trung Quốc thành lập ACFTA nhằm tìm kiếm thị trường thay thế cho những thị trường đang ngày càng bị thu hẹp lại tại Mỹ, Nhật Bản, EU. Sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường của nước thứ ba đang tỏ ra phản tác dụng đối với cả ASEAN và Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế 1997 cùng sự suy giảm của nền kinh tế thế giới mới đây đã chỉ ra rằng đây là lúc Trung Quốc và ASEAN phải tối ưu hoá các tiềm năng của thị trường nội địa của cả hai bên. Vì vậy, đứng trước những bất lợi mà thị trường xuất khẩu truyền thống tại các nước thứ ba đang mang lại cho ASEAN và Trung Quốc thì việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Trung Quốc là cần thiết.

Năm là, mong muốn của Trung Quốc và ASEAN là có một khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi.

Tóm lại: Hợp tác Hai hành lang, một vành đai, Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đáp ứng lợi ích thiết thực của cả Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN. Đối với ASEAN và Trung Quốc, Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” và Hợp tác “Tiểu vùng Mekong mở rộng” sẽ thúc đẩy phát triển Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc nhằm mở rộng thêm thị trường và phát huy được lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ có lợi trong việc xây dựng quan hệ ổn định với nước láng giềng khổng lồ và nhiều tiềm năng này. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam, ASEAN cùng Trung Quốc phối hợp giải quyết một loạt các vấn đề chính trị và an ninh, tạo môi trường khu vực hòa bình, ổn định để phát triển. Đặc biệt quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc càng phát triển mạnh trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý những vấn đề tồn tại và những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ. Hơn nữa, việc thành lập ACFTA sẽ tạo điều kiện để hàng hóa các nước ASEAN thâm nhập vào thị trường rộng lớn với 1,3 tỷ dân và để các nước ASEAN thu hút FDI không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các nước khác trên thế giới.

46

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)